Thể thao trong nước

SEA Games 32: Thể dục dụng cụ Việt Nam hướng đến mục tiêu từ 2 - 3 Huy chương Vàng

ClockThứ Hai, 27/03/2023 07:45
Thông tin từ Tổng cục Thể dục Thể thao, tuyển Thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trong hành trình săn “Vàng” tại SEA Games 32 khi ban tổ chức nước chủ nhà đã cắt giảm một số nội dung thế mạnh và thay đổi thể thức thi đấu.

Campuchia tích cực chuẩn bị các công tác tổ chức SEA Games 32Những cô gái vàng của thể thao HuếQuảng Điền: Khen thưởng 2 vận động viên đoạt Huy chương vàng tại SEA Games 31

leftcenterrightdel
 Thanh Tùng, Phương Thành vẫn là những niềm hy vọng của Thể dục dụng cụ Việt Nam trên các đấu trường quốc tế. Ảnh: TTXVN

TDDC là một trong những môn thế mạnh của Thể thao Việt Nam tại các kỳ đại hội thể thao quốc tế lớn. Thành tích mà môn Thể thao này trong thời gian qua rất đáng ghi nhận, góp phần khẳng định vào sự phát triển mạnh mẽ của Thể thao Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong năm 2023, Thể dục dụng cụ Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để có thể bảo vệ được thành tích ở sân chơi khu vực (SEA Games 32) và tạo dấu ấn tại ASIAD 19 cũng như giành vé tham dự Olympic Paris 2024.

Trong đó, đội tuyển TDDC Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 2 đến 3 Huy chương Vààng (HCV) tại SEA Games 32. Trước đó, tại SEA Games 31, tuyển TDDC Việt Nam giành 4 HCV trong 8 nội dung của nam.

Theo chia sẻ của HLV trưởng đội tuyển TDDC Việt Nam Trương Minh Sang: Từ đầu năm 2023, bộ môn đã đưa ra những phương hướng, kế hoạch tập luyện cũng như tập huấn để giúp các vận động viên (VĐV) có điểm rơi phong độ tốt nhất ở từng giải đấu, trong đó lấy bước đệm từ chính SEA Games 32.

Tại SEA Games 32 sẽ có 8 nội dung dành cho nam gồm đồng đội, toàn năng, 6 nội dung đơn môn. Những VĐV được ban huấn luyện đặt kỳ vọng như: Phương Thành, Thanh Tùng…

Ngoài ra, Ban huấn luyện đã đưa ra phương án đôn các VĐV trẻ lên thay thế như: Trịnh Hải Khang, Đặng Ngọc Xuân Thiện, Nguyễn Văn Khánh Phong... Đây đều là niềm hy vọng Vàng của Thể dục dụng cụ Việt Nam tại đấu trường SEA Games 32, ASIAD 19 và giành vé tới Olympic Paris 2024.

Theo tính toán của Ban huấn luyện, với mỗi giải đấu sẽ lựa chọn những VĐV phù hợp trong số các nội dung toàn năng hoặc đơn môn để cử đi thi đấu. Cụ thể, ban huấn luyện sẽ tiến hành sàng lọc, lựa chọn các VĐV có tố chất tốt nhất ứng với từng nội dung để đạt được mục tiêu đặt ra. Lịch tập luyện, thi đấu từ SEA Games đến ASIAD và xa hơn là Olympic đã được lên kế hoạch như một lộ trình có liên kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau - HLV Trương Minh Sang khẳng định.

Trong những năm gần đây, bộ môn TDDC đã có sự phát triển mạnh khi đã có sự kế thừa, kết hợp khá hiệu quả từ công tác đào tạo VĐV trẻ kế cận đầy tài năng với nhóm VĐV đỉnh cao đã từng giành nhiều huy chương ở các sân chơi quốc tế. Một trong những minh chứng cho điều này là tại sân chơi quốc tế gần đây nhất - Cup thế giới 2023 diễn ra hồi tháng 3 vừa qua tại Doha (Qatar), tuyển TDDC Việt Nam với sự góp mặt của ba VĐV trẻ: Trịnh Hải Khang, Đặng Ngọc Xuân Thiện, Nguyễn Văn Khánh Phong. Dù không giành được huy chương nhưng các VĐV trẻ đã thu về những kinh nghiệm quý giá chuẩn bị cho giải đấu xa hơn.

Khác với những năm trước, hiện Liên đoàn Thể dục Thế giới đã có những sự thay đổi về quy định tranh suất tham dự Olympic. Cụ thể, khi VĐV giành vé tham dự Olympic thì VĐV đó bắt buộc phải giành được thành tích tại ít nhất 3 trong 4 giải Cup Thế giới diễn ra trong quãng thời gian mà Liên đoàn Thể dục thế giới tính là quá trình chuẩn bị hướng tới Olympic (thường là từ 12 - 18 tháng).

Đặc biệt, nếu trước đây VĐV có thể đăng ký thi đấu trực tiếp tại giải thế giới nhưng hiện nay thì khác hoàn toàn, các VĐV sẽ phải thi đấu vòng loại, đạt thành tích tốt mới được vào thi đấu chính thức (vòng chung kết) của giải.

Chia sẻ về những quy định mới này, HLV Trương Minh Sang cho hay: Chuẩn tham dự Olympic ngày càng cao và rất gắt gao. Nếu như ở nhiều môn, ASIAD được xác định là một trong các giải vòng loại Olympic thì môn TDDC lại bỏ qua các giải này. Vì vậy, Ban huấn luyện và các VĐV phải rất nỗ lực để có thể giành vé tham dự Olympic Paris 2024.

Những VĐV kỳ cựu như: Đinh Phương Thành, Lê Thanh Tùng, ban huấn luyện hướng các em tập trung cho đấu trường SEA Games. Vì vậy, việc phấn đấu giành vé tham dự Olympic Pari 2024 sẽ được trao cơ hội cho tuyến VĐV trẻ tài năng ở thời điểm hiện tại của TDDC Việt Nam.

Như vậy, quy định mới này buộc đội tuyển TDDC Việt Nam phải có sự tính toán hợp lý trong quá trình đào tạo, cử VĐV tham dự các giải đấu thế giới. Hiện, Ban huấn luyện đã xây dựng kế hoạch huẩn luyện, lựa chọn VĐV rất cụ thể và đang luân phiên cử các VĐV ở hai nội dung đơn và toàn năng tham dự lần lượt 4 giải Cup thế giới được tổ chức ở 4 châu lục trong năm và đồng thời là vòng loại Olympic; giải vô địch châu Á và vòng loại Olympic diễn ra tại Hàn Quốc vào cuối tháng 5 và giải vô địch thế giới diễn ra tại Bỉ vào tháng 10.

Bộ môn và Liên đoàn Thể dục Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch trình Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cử nhóm VĐV đầu tư trọng điểm đi tập huấn tại Trung Quốc vào thời gian tới.

Ông Bùi Trung Thiện phụ trách môn Thể dục Tổng cục TDTT cho biết: Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho những mục tiêu quan trọng trong năm 2023, các thành viên của tuyển TDDC quốc gia đang nỗ lực rất cao, mỗi VĐV đều tích cực tập luyện theo đúng giáo án đề ra để đảm bảo tốt nhất chuyên môn.

Còn nhớ, ở ba kỳ Olympic liên tiếp vào các năm 2012, 2016, 2020 TDDC Việt Nam đều có VĐV vượt qua vòng loại và có mặt tại sân chơi Olympic. Vì thế, bên cạnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu SEA Games 32, thì việc giành thành tích cao tại ASIAD 19 và Olympic 2024 cũng là mục tiêu vô cùng quan trọng mà toàn đội hướng đến trong thời gian tới.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chọn lối đi riêng

Đã có những kết quả tốt tại các giải đấu trẻ, nhưng để Huế trở thành trung tâm cầu lông có tên tuổi trong “làng” cầu lông quốc gia lại là câu chuyện không thể “một sớm, một chiều”.

Chọn lối đi riêng
Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu vừa được công bố ngày 31/7, đợt nắng nóng gay gắt đã bao trùm phần lớn Địa Trung Hải vào tháng trước và khiến các vận động viên cũng như người hâm mộ tại Olympic Paris phải vật lộn để ứng phó, sẽ không thể xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu do hoạt động của con người.

Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu
Return to top