Thể thao trong nước

Thể thao gắn kết các dân tộc

ClockThứ Bảy, 18/05/2019 15:33
TTH.VN - Đây là một trong những hoạt động nổi bật tại Ngày hội giao lưu Văn hóa, Thể thao & Du lịch các dân tộc thiểu số 5 tỉnh vùng biên giới Việt Nam – Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên 2019 tại A Lưới.

Khai hội tình hữu nghị Việt - LàoTìm lời giải giúp người dân A Lưới phát triển kinh tếTrao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Dèng A Lưới

Đông nghịt khán giả cổ vũ VĐV tranh tài

Diễn ra từ 17-19/5, các môn thể thao: bóng chuyền, đẩy gậy, bắn nỏ và kéo co thu hút gần 300 vận động viên (VĐV) các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (A Lưới, Nam Đông).

Trong những cuộc tranh tài, bên cạnh tinh thần fair play, điều đáng chú ý là các VĐV luôn đề cao tinh thần giao lưu, đoàn kết giữa các đoàn, các dân tộc, dù thắng - thua vẫn tươi rói nụ cười.

Còn khán giả, dù chen lấn vòng trong vòng ngoài hết mình cổ vũ cho “gà nhà” nhưng khi đối thủ thua trận, họ vẫn giành những tràng pháo tay cùng những lời động viên nhiệt thành.

Bắn nỏ - môn thế mạnh của A Lưới (Thừa Thiên Huế)

Ra Pát Mạ  - VĐV đẩy gậy người Cơ Tu, đến từ đoàn Nam Đông (Thừa Thiên Huế) chia sẻ: “Mình đã tham gia ngày hội nhiều lần rồi. Thành tích không cao lắm nhưng mình không ngại. Tới đây được gặp gỡ bạn bè, được giao lưu là vui rồi”.

Ông Lê Ngọc Tư – Trưởng phòng Quản lý Thể dục thể thao (Sở Văn hóa & Thể thao) nhận xét, dù mang tính phong trào nhưng các VĐV chuẩn bị khá chu đáo và mỗi đoàn có một thế mạnh riêng, như Quảng Nam, Kon Tum nổi bật ở môn đẩy gậy, A Lưới (Thừa Thiên Huế) lại thể hiện được sức mạnh ở môn bắn nỏ và bóng chuyền… Qua ngày hội hứa hẹn sẽ chọn ra được những VĐV xuất sắc tham dự các giải thể thao dân tộc tầm quốc gia thời gian tới.

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Return to top