Thế giới

Thời gian làm việc dài khiến ASEAN mất năng suất

ClockThứ Năm, 12/09/2019 05:58
TTH - Bảng xếp hạng gần đây nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ ra rằng, ASEAN có đến 3 quốc gia lọt top 10 các nước có thời gian làm việc mỗi tuần của người lao động dài nhất thế giới, với trung bình mỗi tuần người lao động Myanmar làm việc 48 tiếng, Brunei 47 tiếng và Malaysia 46 tiếng.

Phiên đàm phán Hiệp định RCEP tiếp theo sẽ diễn ra tại Việt NamASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khốiDòng vốn FDI vào ASEAN tăng 5,3% trong năm 2018

Năng suất lao động Việt Nam trong nhóm thấp nhất ASEAN. Ảnh: Vietnamplus

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford (Mỹ) nhận định thời gian làm việc dài ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng cuộc sống của người lao động và giải thích rằng thời gian làm việc dài, cộng thêm những ngày cuối tuần bị mất đi do các vấn đề phát sinh ở văn phòng có thể sẽ đe dọa đến hôn nhân và gia đình lao động, cũng như sức khỏe thể chất là tâm lý của nhân viên, từ đó khiến hiệu quả làm việc giảm sút.

So sánh với các nước khác, nhờ coi trọng thời gian giải trí và chăm sóc bản thân, bởi theo họ đây là hai yếu tố duy trì sức khỏe và năng suất cho lao động, mặc dù các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đơn cử như Hà Lan có thời gian làm việc mỗi tuần của lao động ít nhất thế giới, chỉ 32 tiếng, Đan Mạch và Na Uy cũng chỉ xê xích hơn với lần lượt 33 và 34 tiếng/tuần, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình của các nước OECD vẫn vượt xa số liệu ghi nhận của đa số các nước ASEAN.

Để giải quyết vấn nạn làm nhiều nhưng năng suất và hiệu quả kém, ASEAN có thể tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra quy trình làm việc hiệu quả hơn, cho phép giải phòng thời gian làm việc của người lao động, thay vào đó là tập trung tái tạo năng lượng và đổi mới. Nhìn chung, chính phủ các nước cần nhận thức rằng tập trung tối đa vào hiệu quả thay vì làm việc nhiều giờ sẽ đảm bảo mỗi giờ làm việc đều cho ra kết quả tốt nhất.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top