ClockThứ Hai, 05/09/2022 15:25

Thuốc lá - yếu tố lớn nhất góp phần gây ra ung thư

TTH - Không chỉ là nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ung thư, việc sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội. Những tổn thất này vừa bao gồm tiền mua thuốc hút, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc và giảm khả năng lao động vì bệnh tật.

Xe ô tô chở 6.000 gói thuốc lá không có hóa đơn

 Hút thuốc lá cho đến nay vẫn là yếu tố lớn nhất góp phần gây ra ung thư. Ảnh: H. DIỆU

Thống kê của GLOBOCAN (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) cho thấy, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. GLOBOCAN cũng cho biết, ở thời điểm năm 2020, tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia) và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với ghi nhận năm 2018. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, số lượt bệnh nhân ung thư vào điều trị tại Trung tâm Ung Bướu tăng qua từng năm, mức tăng từ 30 - 45%. Các loại ung thư thường gặp nhất là phổi, gan, đại trực tràng, vú, thực quản, dạ dày, các ung thư đầu - cổ.

Theo nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, việc hút thuốc lá cho đến nay vẫn là yếu tố lớn nhất góp phần gây ra ung thư - chiếm 33,9% các trường hợp. Tiếp theo là rượu với 7,4%. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí The Lancet cũng cho biết, gần 50% số ca mắc bệnh ung thư trên toàn cầu bắt nguồn từ một yếu tố nguy cơ đã biết, chủ yếu là thuốc lá hoặc rượu. Trong khi, số ca tử vong do ung thư vì những nguyên nhân này chiếm tới 44,4%. Hơn 50% số ca tử vong do ung thư của nam giới là do các yếu tố nguy cơ này. Trong khi đó, thuốc lá và rượu cũng góp phần gây ra hơn 1/3 số ca tử vong do ung thư ở nữ giới. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư phổi giảm khả năng đáp ứng điều trị với các phương pháp y học hiện đại.

Trước tình trạng việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, đồng thời để hạn chế rác thải gây ô nhiễm môi trường.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết: So với năm 2015, tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 45,3% xuống 42,3%. Tuy nhiên, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi trên thị trường hiện nay lại xuất hiện thuốc lá điện tử, thuốc lá không đốt nóng, thuốc lá hút Shisha và chủ yếu nhằm vào giới trẻ. Đây đều những sản phẩm gây nghiện và có hại cho sức khỏe. Nếu không kịp thời ngăn chặn thì trong tương lai gần, những sản phẩm này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không kém các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường đối với sức khỏe của thế hệ trẻ.

Với nỗ lực thường xuyên và bền bỉ với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá và giảm tỷ lệ bệnh tật do sử dụng sản phẩm này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên Huế liên tục triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát việc xây dựng môi trường không thuốc lá tại các công sở, trường học, bệnh viện, cơ sở lưu trú; nâng cao năng lực cho mạng lưới cán bộ tham gia công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở cơ sở; triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá…

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân phẩm đạo đức là yếu tố quyết định của người lãnh đạo

Phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên không tự nhiên mà có, nó là kết quả của tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu kiên trì. Người không tự giác giữ được cho bản thân sẽ đi đến suy thoái, biến chất, nhất là khi được trao cho chức vụ, quyền hạn. Đó là quy luật tất yếu. Thời gian chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng khóa 14 và nhiệm kỳ 2025-2030 cần được lưu tâm nhiều hơn cho vấn đề này.

Nhân phẩm đạo đức là yếu tố quyết định của người lãnh đạo
Chung tay “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”

Sử dụng các sản phẩm thuốc lá đều đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các gánh nặng bệnh tật và kinh tế không chỉ cho bản thân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và xã hội. Các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm.

Chung tay “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
Báo động tình trạng hút thuốc lá điện tử ở nữ giới

Mặc dù tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) đã được cảnh báo, tuyên truyền rộng rãi, song ngày càng nhiều phụ nữ, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 27 vẫn thản nhiên cho rằng, hút TLĐT là một cách thể hiện sự thời thượng, đẳng cấp của giới trẻ hiện đại(!)...

Báo động tình trạng hút thuốc lá điện tử ở nữ giới
Return to top