Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

Chi tiêu công nghệ dự báo đạt 876 tỷ USD vào năm 2027

ClockChủ Nhật, 16/06/2024 15:31
TTH.VN - Theo báo cáo “Dự báo chi tiêu công nghệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Forrester công bố, chi tiêu công nghệ trong khu vực này được kỳ vọng sẽ tiếp tục mạnh mẽ và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 6,4 - 7,4% hàng năm, đạt mức 876 tỷ USD vào năm 2027.

Châu Á - Thái Bình Dương: Cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho AI là nền tảng của kinh tế sốEU thông qua đạo luật tăng cường sản xuất công nghệ xanh trong khốiThu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

 Tỷ lệ mua sắm phần mềm được dự báo sẽ vượt xa các danh mục công nghệ thông tin khác nhờ nhu cầu được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ảnh minh họa: tapchicongsan.org.vn

Cụ thể, trong vài năm tới, chi tiêu cho phần mềm sẽ tiếp tục mức tăng trưởng nhanh chóng, tiếp theo là chi tiêu cho các dịch vụ công nghệ thông tin, thiết bị truyền thông và thiết bị máy tính.

Trong đó, tỷ lệ mua sắm phần mềm sẽ tăng từ mức 26,4% vào năm 2024 lên 30% tổng chi tiêu cho công nghệ vào năm 2027, vượt xa các danh mục công nghệ thông tin khác, do nhu cầu được tạo ra bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo, cũng như phần mềm và các dịch vụ doanh nghiệp được tăng cường công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Nhà phân tích chính của Công ty nghiên cứu thị trường Forrester, bà Leslie Joseph nhận định: “Mặc dù những thách thức như môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế toàn cầu và sự thiếu hụt nhân tài trong khu vực này đang tạo ra trở ngại, nhưng nhìn chung, thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương được định vị tốt cho sự phát triển công nghệ”.

“Trong bối cảnh khu vực tiếp tục phát triển về tầm quan trọng trong thế giới công nghệ, những cơ hội mới do sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo và nhu cầu về các dịch vụ đám mây gia tăng có thể là động lực tăng trưởng và doanh thu đáng kể cho các doanh nghiệp”, bà Leslie Joseph nói thêm.

Tuy nhiên, trong năm nay, chi tiêu ở 5 nền kinh tế Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam; cũng như Đài Loan (Trung Quốc) được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1%, tương đương 74 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo nói trên, sự gia tăng trong tiêu dùng kỹ thuật số được thúc đẩy bởi lượng lớn dân số thuộc thế hệ Millennial (những người sinh từ năm 1981 - 1996) và Gen Z (những người sinh từ năm 1997 - 2012), các môi trường chính sách thuận lợi và các khoản đầu tư từ những gã khổng lồ công nghệ sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo kỹ thuật số.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Asia News Network & Forrester)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ

Cách nay gần 30 năm, tôi được Tổng Biên tập cử ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Báo Thừa Thiên Huế bấy giờ mới được trang bị 2 chiếc máy di động cho Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập theo kiểu “di động công vụ”. Trước ngày lên đường, Tổng Biên tập bảo tôi xuống mượn chiếc di động của đồng chí phó mang theo để tiện liên lạc với Tòa soạn. Tôi lớ ngớ làm theo, ai ngờ bị mắng cho một trận, ai đời lại cầm di động của người khác, lạ thế! Đó cũng là thời điểm mà công nghệ làm báo đã bắt đầu có những đổi thay và từng bước xâm nhập vào báo địa phương.

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Return to top