Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
11/02/2024 07:31
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.
Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân
19/12/2023 15:20
Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.
Bảo tàng bên trong trường học
03/08/2023 13:00
Với rất nhiều hiện vật quý, không gian Bảo tàng Dân tộc – Khảo cổ (Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế) không chỉ là nơi phục vụ việc nghiên cứu, học tập của sinh viên mà còn là địa chỉ được giới văn hóa, nghiên cứu ở Huế rất quan tâm.
Tìm dấu tích đàn Nam Giao thời Tây Sơn
08/07/2023 13:00
Sau hai đợt khai quật khảo cổ học Di tích quốc gia núi Bân (phường An Tây, TP. Huế) các chuyên gia đã phát hiện một số dấu tích, di vật góp phần khẳng định đây xưa kia là đàn Nam Giao - nơi Nguyễn Huệ lập đàn tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế. Cũng từ những thông tin khảo cổ mới nhất, các chuyên gia kiến nghị tiến hành xây dựng di tích này trở thành Di tích quốc gia đặc biệt.
Cẩn trọng khi ôn thi trên mạng
22/06/2023 13:00
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cận kề, thí sinh đang tăng tốc về đích. Để củng cố hệ thống kiến thức, nhiều em chọn tham khảo những đề thi trên mạng. Tuy nhiên, không ít đề tham khảo có đáp án sai, ảnh hưởng đến quá trình ôn tập của học sinh.
Giải Báo chí Hải Triều dưới góc nhìn đa chiều của ban giám khảo
19/06/2023 07:00
Giải Báo chí (BC) Hải Triều lần thứ IV - năm 2023 đã tìm được các chủ nhân. Trưởng khoa Báo chí Truyền thông – Đại học Khoa học Huế Phan Quốc Hải, nhà báo Minh Tự (Báo Tuổi Trẻ) và Đạo diễn Nguyễn Vinh Quang (Trung tâm Truyền hình Nhân Dân – Chi nhánh Đà Nẵng) - 3 trong 7 thành viên Ban giám khảo (BGK) đã có những chia sẻ về giải, gợi mở kinh nghiệm để tác phẩm báo chí của Huế chạm đến "sân chơi” quốc gia.
Khảo sát xây dựng Sở Chỉ huy diễn tập khu vực phòng thủ các huyện
08/02/2023 19:45
Ngày 8/2, Thượng tá Phan Thắng, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã tiến hành kiểm tra và kết luận vị trí xây dựng Sở Chỉ huy diễn tập Khu vực phòng thủ (KVPT) các huyện A Lưới, Phong Điền năm 2023. Tham gia khảo sát còn có lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các huyện.
Khảo sát chính sách phát triển giáo dục mầm non ở khu công nghiệp
16/09/2022 12:25
Sáng 16/9, đoàn làm việc của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có buổi khảo sát về tình hình thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn các khu công nghiệp tại Trường mầm non SCAVI, huyện Phong Điền. Đại diện đoàn khảo sát có bà Đỗ Hồng Vân, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Kiến nghị mở rộng diện tích khai quật di tích núi Bân
17/08/2022 11:23
Sau khi hoàn thành khai quật khảo cổ di tích núi Bân và có báo cáo sơ bộ, Sở Văn hóa và Thể thao đã có văn bản gửi UBND tỉnh xin chủ trương tiếp tục mở rộng khai quật khảo cổ di tích này.
Nghề trọng tài, vất vả & đam mê
29/05/2022 14:05
Gọi cho “oai” là những ông vua sân cỏ, nhưng nghề trọng tài bóng đá cũng lắm vất vả, gian nan. Nhiều trọng tài ở Huế theo đuổi nghề này như một nghề tay trái, nhưng đam mê cứ buộc họ khao khát có mặt trên sân cỏ.
Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.