Trên 22% học sinh trung học cơ sở của cả nước đạt học lực loại giỏi
TTH.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2013-2014, cả nước có trên 4,94 triệu học sinh bậc trung học cơ sở, trong đó có trên 1 triệu em đạt học lực loại giỏi, chiếm tỷ lệ 22,2%.
Số học sinh học lực khá chiếm 36,2%; học lực trung bình là 36,3%; 5,1% học sinh học lực yếu và 0,3% em học lực kém.
Địa phương có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhất cả nước ở bậc học này là Hải Phòng với 41,8%, tiếp đó là Hà Nội với 40,8%, Thành phố Hồ Chí Minh 38,8%, Đà Nẵng 34,7%.
Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đạt loại giỏi khá cao, chỉ xếp sau các thành phố lớn, như Long An 33,7%; Bến Tre 33,8%; An Giang 30,7%...
Có tỷ lệ học sinh giỏi bậc trung học cơ sở thấp nhất là các tỉnh vùng núi phía Bắc với tỷ lệ chung toàn vùng là 10,9%, trong đó có nhiều tỉnh rất thấp như Hà Giang với 3,5%, thấp nhất cả nước, Lai Châu 4,1%, Sơn La 4,9%...
Bậc trung học phổ thông, cả nước có gần 219.400 em đạt học lực giỏi trên tổng số hơn 2,5 triệu học sinh, đạt tỷ lệ 9,6%; số học sinh đạt học lực khá là trên 973.000 em, đạt tỷ lệ 42,6%; tỷ lệ học sinh học lực trung bình là 39,8%; học lực yếu là 7,59% và học lực kém là 0,37%.
Ở bậc học này, dẫn đầu về tỷ lệ học sinh giỏi là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 14%, trong đó An Giang là 19,4%, cao nhất cả nước, xếp thứ hai là Vĩnh Long 18,8% và thứ ba là Đồng Tháp với 17,8%. Tỷ lệ này ở Hà Nội là 11,9%; Thành phố Hồ Chí Minh là 15,9%.
Các tỉnh có tỷ lệ học sinh giỏi bậc trung học phổ thông thấp nhất vẫn thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang 1,32%; Sơn La 2,25%; Lai Châu 2,3%...
Số liệu về tỷ lệ học sinh giỏi bậc tiểu học chưa được công bố. Ở bậc học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương bỏ chấm điểm và thay đổi cách đánh giá từ điểm số sang nhận xét mức độ hoàn thành bài học. Cuối năm lớp 5, các học sinh được xác nhận là hoàn thành chương trình tiểu học sẽ đủ điều kiện lên lớp 6.
Theo Vietnam+
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả (27/05)
- Tuyên dương học sinh giỏi tại Văn miếu Quốc tử giám (26/05)
- Bàn giao "Khu vui chơi rèn luyện thể chất" cho Trường tiểu học Đông Nam Sơn (26/05)
- Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT (26/05)
- Chọn nghề phù hợp với năng lực học sinh (26/05)
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho em Trần Lê Bửu Tánh (26/05)
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10 (25/05)
- Lan tỏa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế đến từng học sinh (25/05)
-
Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
- Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
-
Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng?
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Học đúng tuyến vẫn ổn
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông Lâm
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10
-
Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nói chuyện với học sinh Trường THPT Gia Hội
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng