ClockThứ Năm, 06/09/2012 13:33

Trở lại chiến khu xưa

TTH - Tỉnh lộ 7 được xây dựng phục vụ công trình hồ Tả Trạch dài 15 km, nối từ phường Thủy Phương đến xã Dương Hòa thực sự rút ngắn khoảng cách giữa chiến khu xưa với thị xã Hương Thủy cũng như thành phố Huế.

Chiến khu Dương Hòa thành lập năm 1948, là một trong những địa danh lịch sử cách mạng nổi tiếng của quân và dân Thừa Thiên Huế. Dương Hòa hôm nay dẫu còn bộn bề lo toan song từng bước “đổi thịt thay da”.

 

Bia chiến tích Dương Hòa

 

Lịch sử và huyền thoại

 

Tháng 5/1948, sau sự kiện chiến khu Hòa Mỹ (Phong Điền) bị Pháp tấn công, càng quét, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế quyết định

Giai đoạn 2010-2015, Dương Hòa tập trung triển khai thực hiện 4 chương trình trọng điểm: Phát triển kinh tế trồng rừng kết hợp với chăn nuôi và trồng cây công nghiệp (trang trại, kinh tế vườn đồi, vườn nhà); phát triển dịch vụ, du lịch, ngành nghề và tiểu thủ công nghiệp; xây dựng nông thôn mới; xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển tập trung theo hướng cơ cấu: nông, lâm nghiệp; dịch vụ, du lịch; ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành theo thứ tự 55%-30%-15% so với thực tế hiện nay.

chọn Dương Hòa làm căn cứ địa cách mạng. Vùng chiến khu xưa Dương Hòa có vị thế giống như một vùng “ốc đảo”, được bao bọc bởi hai nhánh sông Hương. Nhánh Hữu Trạch (từ A Lưới) đổ về hội lưu với nhánh Tả Trạch tại vị trí ngã ba Bằng Lãng, tạo nên thế đất biệt lập thuộc xã Hương Thọ, trước đây thuộc Tổng Long Hồ, huyện Kim Trà-sau đổi thành Hương Trà. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi để xây dựng hậu cứ phục vụ chiến tranh lâu dài.

 

Chiến khu Dương Hòa trong kháng chiến là nơi đóng quân của các cơ quan đầu não của chính quyền cách mạng của tỉnh gồm: Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính kháng chiến, Tỉnh đội, Công an và các tổ chức đoàn thể kháng chiến khác. Đây cũng là nơi ghi dấu những chiến công vang dội với những trận đánh của Trung đoàn 101 Trần Cao Vân tại Đồi Vồng, Đốc Bốm... Ngày 20/6/1952, tại đây diễn ra một trận diệt càn làm cho quân Pháp và lính lê dương khiếp đảm. Quân Pháp dùng tàu đồng ngược sông Hương đổ bộ tiến đánh chiến khu đã bị quân dân cách mạng mai phục tiêu diệt gần sạch. Chiến khu Dương Hòa cũng là nơi mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, như Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn... trên đường công tác chỉ đạo kháng chiến đã ghé thăm và làm việc. Nơi đây, ngày 17/4/1949 vinh dự diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất.

 

Sau ngày đất nước thống nhất, người dân chiến khu Dương Hòa lại hồ hởi trở về quê cũ để xây dựng lại quê hương. Cuộc sống ngày mỗi đổi thay và phát triển theo năm tháng...

 

Đường liên thôn ở Dương Hòa cơ bản đã được bê tông hóa

 

Trang sử mới

 

Đề án khôi phục và tái hiện chiến khu Dương Hòa: nhà làm việc của Tỉnh ủy; công trình quân sự chống Pháp; chợ kháng chiến... được phát thảo trên tổng diện tích khoảng 12 ha, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và khai thác du lịch, với kinh phí dự kiến hàng tỷ đồng. Theo quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đến năm 2020, tỉnh đã đưa danh mục xây dựng cầu vượt nhánh Tả Trạch (xây dựng cầu Dương Hòa tại vị trí cuối đường Tỉnh lộ 7 hoặc bến đò Tân Ba). Hai dự án này khả thi, quả thực là mơ ước của bao thế hệ người dân nơi chiến khu xưa và Dương Hòa hôm nay.

Dương Hòa có diện tích tự nhiên lớn hơn một nửa thị xã Hương Thủy (trên 26.000 ha, trong khi toàn thị xã Hương Thủy khoảng 45.000 ha), trước đây gồm 12 thôn và 1 bản Vân Kiều; nay chia lại địa giới hành chính gồm 5 thôn và 1 bản, với hơn 440 hộ, khoảng 1.650 khẩu. Những năm qua, được sự đầu tư về hạ tầng, diện mạo của xã miền núi này đã sang trang mới. Hiện trên địa bàn xã, 100% hộ gia đình được dùng điện; 92% hộ dùng nước hợp vệ sinh; 98% đường liên thôn được bê tông hóa; trường học, trạm xá khang trang, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của người dân; chợ Dương Hòa đã được phê duyệt thiết kế với tổng kinh phí đầu tư cả tỷ đồng.

 

Cách đây hơn 5 năm, người dân chiến khu Dương Hòa chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng: lễ khởi công công trình hồ Tả Trạch. Công trình được đầu tư xây dựng với mục đích chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương; cấp nước sinh hoạt và công nghiệp; tạo nguồn nước tưới ổn định cho gần 35.000 ha đất canh tác; bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường đầm phá, phục vụ nuôi trồng thủy sản và phát điện. Theo thiết kế, công trình có diện tích lưu vực hơn 700km2, dung tích trên 500 triệu m3; nhà máy thủy điện có công suất 18.000 KW, sản xuất điện lượng trung bình 60 triệu KWh/năm. Cùng với niềm vui có một công trình lớn trên địa bàn, người dân Dương Hòa trước đó cũng đã ngậm ngùi chia tay hơn 2/3 dân số của xã phải di dời, hy sinh cho sự phát triển chung của tỉnh. Bởi, hơn ai hết họ hiểu rằng, công trình Tả Trạch sau khi hoàn thành hứa hẹn ngoài những lợi ích chính về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, chống lũ... còn tạo cho Dương Hòa một kỳ quan mới, một điểm hấp dẫn du khách và mở ra nhiều cơ hội làm ăn sinh sống. Dương Hòa đang thực sự mở ra nhiều viễn cảnh sáng lạn...

 

Bài và ảnh: Bạch Quang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top