ClockChủ Nhật, 03/03/2024 06:46

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

TTH - Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư pháp phương Tây) dành tâm trí hoàn toàn vào từng nét chữ. Dưới cử động thuần thục của những ngón tay, từng chữ cái với những nét mực uốn lượn thanh tao lần lượt xuất hiện trên trang giấy.
HN - Phú Thăng
  • HN - Phú Thăng

Tranh khảm Mosaic hấp dẫn giới trẻGiới trẻ trở lại với máy ảnh kỹ thuật số

 Thanh Tuyền gửi gắm tình cảm vào từng con chữ

Sức hút từ con chữ

Ngay từ khi còn bé, Thanh Tuyền đã yêu thích những con chữ đẹp mắt trong các quyển sách luyện chữ đẹp và những chiếc thiệp cưới. Những tưởng đó chỉ là sự yêu thích cái mới của trẻ con, nào ngờ sau bao nhiêu năm, từ khi lựa chọn học kiến trúc cho đến lúc ra trường, đi làm ròng rã 6 năm trời, niềm yêu thích ấy vẫn hiện hữu.

Chị chia sẻ: “Năm 2018, sau khi xem những bức thư, bức hình được viết bằng các kiểu chữ đẹp trên mạng, sự tò mò và những ký ức thuở thơ bé đã dẫn dắt mình tìm hiểu sâu hơn về Calligraphy”.

Là loại hình nghệ thuật thư pháp đến từ các nước phương Tây, Calligraphy bao gồm nhiều kiểu chữ khác nhau và được sử dụng với nhiều mục đích từ viết thiệp cưới, thư tay, bìa sách đến khắc trên bia đá…

Những nét chữ viết tay thanh thoát, tao nhã của nghệ thuật Calligraphy 

“Dù đa dạng, song với mình, Copperplate và Gothic là hai lựa chọn kiểu chữ gần gũi nhất. Đường nét thanh mảnh được tạo ra bởi ngòi nhọn của kiểu chữ Copperplate và độ dày từ ngòi ngang khi sử dụng kiểu chữ Gothic đều có sức hút và ấn tượng riêng biệt. Không chỉ thế, khi kết hợp với nhau, hai kiểu chữ này mang đến sự hòa quyện thú vị, vừa mạnh mẽ, bùng nổ, vừa đằm thắm, dịu dàng cho thị giác”, Thanh Tuyền cho biết thêm.

Cùng với kỹ thuật, quy tắc, để cho ra đời một sản phẩm thư pháp phương Tây ưng ý, nội dung được diễn đạt trên từng trang giấy cũng vô cùng quan trọng. Bởi thế, song song với thời gian bốn năm rèn giũa kỹ năng, Thanh Tuyền còn tập trung tìm hiểu về các phát ngôn, danh ngôn và những câu chuyện truyền cảm hứng. Chị nói: “Không chỉ tìm hiểu thêm nhiều kiến thức, ngược lại, nguồn năng lượng và sức hút từ các câu chữ ấy đã giúp mình có thêm nghị lực và động lực để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê thư pháp này”.

Những dư âm

Năm 2021 đánh dấu bước ngoặt lớn trên hành trình của cô gái 8X. Lần đầu tiên, Trần Thị Thanh Tuyền có đơn đặt hàng viết tay tấm thiệp chúc mừng sinh nhật. Cũng trong năm này, cùng với mong ước lan tỏa niềm đam mê bộ môn nghệ thuật hấp dẫn này, chị đã tổ chức workshop để vừa chia sẻ về hành trình theo đuổi Calligraphy, vừa hướng dẫn cho những ai yêu thích cách để tạo nên những con chữ thư pháp đẹp mắt.

Thanh Tuyền chia sẻ: “Dù tuân thủ các quy tắc từ hình dáng các con chữ cho đến khoảng cách giữa các chữ cái, những kỹ thuật, cách sử dụng các loại bút, giấy, các kiểu chữ, song Calligraphy vẫn có những sáng tạo, biến tấu phù hợp để tăng sự hài hòa và đẹp mắt cho tổng thể bức thư pháp. Cùng với đó, thông qua từng con chữ, từng đường nét uốn lượn, phong cách và cá tính của người viết cũng được bộc lộ rõ nét. Bởi thế có thể nói rằng, không một bức Calligraphy nào giống nhau dù được viết ra từ cùng một người, cùng một ngữ cảnh”.

Trong nhịp sống hiện đại với sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, nghệ thuật Calligraphy không còn phổ biến như thời hoàng kim. Nhưng bù lại, với sự đặc sắc và cầu kỳ trong từng con chữ, đặc biệt nhất là thấm đẫm dấu ấn cá nhân, tài hoa của người viết, Calligraphy được nhiều khách hàng trân trọng và tìm kiếm khi cần viết thư tay, thiệp cưới, thiết kế logo. Không chỉ thế, bộ môn này còn rèn giũa sự tỉ mỉ, cẩn thận và khả năng cảm thụ đường nét và hình khối, qua đó bổ trợ thêm kỹ năng cho những ai đam mê thiết kế đồ họa.

Chị Giang, một khách hàng đặt thiệp Calligraphy từ chị Thanh Tuyền chia sẻ: “Với tôi, tấm thiệp viết tay thư pháp là món quà không chỉ đẹp mà còn vô cùng tuyệt vời và bất ngờ dành cho những người bạn của tôi. Có người bạn còn hào hứng nhận xét rằng, nét chữ của Tuyền viết rất duyên và bay bổng”.

Du nhập vào Việt Nam chưa quá lâu, nhưng may mắn cùng với sự phát triển của Calligraphy ở các thành phố lớn, dụng cụ phục vụ cho môn nghệ thuật này từ giấy, bút đến mực đều có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn. Và cùng niềm đam mê cháy bỏng của Thanh Tuyền, với dự định mở thêm các workshop Calligraphy, hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều người biết đến và thấy được cái hay, cái đẹp của những con chữ viết tay bay bổng trên trang giấy trắng.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Return to top