ClockThứ Tư, 26/01/2022 18:58

Bia đá và lễ cầu siêu cho các văn nghệ sĩ "đã mãn cuộc chơi"

TTH.VN - Đó là những văn nghệ sĩ thân hữu của Bảo Cường “đã mãn cuộc chơi”. Bảo Cường phát nguyện lập bia để tưởng nhớ họ.

Thêm nhiều giải thưởng mới có giá trịTôn vinh văn nghệ sĩ, trao tặng thưởng cho 15 tác phẩm xuất sắcSáng tác 79 tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc

Những tập thơ, văn của nghệ sĩ Bảo Cường. Ảnh minh họa

Mới đây, tôi được Bảo Cường trân trọng mời dự Lễ cầu siêu các văn nghệ sĩ tổ chức tại “Không gian văn thơ nghệ thuật Bảo Cường” ở xóm Hạ, xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy.

Vốn đã cao tuổi, lại có bệnh nền, trong khi số người nhiễm COVID -19 ở Huế đang gia tăng nên tôi rất ngại đến chỗ đông người.

Sau một thoáng lưỡng lự, tôi quyết định nhận lời. Vì với tôi, đây là một sự kiện khá mới lạ. Tôi đã từng dự những buổi lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ, đồng bào gặp nạn, người thân, bạn bè…, nhưng cá nhân đứng ra tổ chức lễ cầu siêu một lúc cho 200 văn nghệ sĩ trong cả nước thì có lẽ là lần đầu tiên.

Trong “Không gian văn thơ nghệ thuật Bảo Cường”, đập vào mắt tôi là tấm bia bằng đá quý vừa mới dựng, khắc tên 200 văn nghệ sĩ. Đó là những văn nghệ sĩ thân hữu của Bảo Cường “đã mãn cuộc chơi”. Bảo Cường phát nguyện lập bia để tưởng nhớ họ.

Trong số 200 văn nghệ sĩ có những người rất nổi tiếng, như: nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giáo sư Trần Văn Khê, nhà thơ Thu Bồn, Bùi Giáng, Hữu Loan, nhà thơ Tế Hanh, Quang Dũng, Nguyễn Trọng Tạo, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ Phú Quang… Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương vừa mới qua đời (hôm 24/12/ 2021) cũng được Bảo Cường kịp thời đưa vào bia. Tôi đặc biệt cảm động khi bắt gặp tên những người bạn thơ thân thiết của tôi ở Huế, như: nhà thơ Hải Bằng, Ngô Minh, Nhất Lâm, Phương Xích Lô…

Mai Văn Hoan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng kết Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Bài ca thống nhất”

Chiều 22/8, tại Khách sạn Duy Tân 2 diễn ra lễ tổng kết Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Bài ca thống nhất” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức. Ông Hoàng Khánh Hùng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đến dự.

Tổng kết Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Bài ca thống nhất”
Văn nghệ sĩ và Festival Huế

Khởi nguồn từ Festival Việt – Pháp, được tổ chức lần đầu tiên năm 1992, đến năm 2000 được đổi thành Festival Huế, và trở thành sự kiện lớn của vùng đất, quy tụ nhiều chương trình nghệ thuật, đại diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Để có thể tổ chức một kỳ festival thành công, lần sau quy mô hơn lần trước, là sự quy tụ, đóng góp của người dân Thừa Thiên Huế mà đặc biệt là văn nghệ sĩ, những con người chuyên sáng tác, sáng tạo và thể hiện, trình diễn các tác phẩm văn học - nghệ thuật.

Văn nghệ sĩ và Festival Huế
Văn nghệ sĩ sáng tạo và cống hiến

Khởi nguồn từ cuộc vận động vào năm 2005, đến năm 2010, Giải thưởng Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành giải thưởng thường niên do Ban Tuyên giáo Trung ương phát động 5 năm 2 lần. Tại Thừa Thiên Huế, cuộc thi đặc biệt thu hút nhiều văn nghệ sĩ tham gia. Các tác phẩm về Bác chứa đựng tâm huyết của những nghệ sĩ liên tục được tạo ra trên đất Thần kinh, nơi người cha già dân tộc đã gắn bó thuở thiếu thời, thuở thanh niên.

Văn nghệ sĩ sáng tạo và cống hiến
Lan tỏa sâu rộng về hình ảnh người thẩm phán trong xã hội

Chiều 20/5, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh phối hợp với Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật tỉnh tổ chức gặp gỡ các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ thuộc hội viên Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế để thông tin cuộc thi sáng tác ca khúc về TAND hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống TAND (13/9/1945 - 13/9/2025).

Lan tỏa sâu rộng về hình ảnh người thẩm phán trong xã hội

TIN MỚI

Return to top