ClockThứ Tư, 01/12/2010 18:26

Chị chai bao

TTH - Qua những ngày mưa sũng nước, Huế buồn mưa bụi giăng giăng, bầy chim sẻ ốm o, rời mái hiên, chuyền cành vui vẻ. Cả xóm cũng ào ra sân quét dọn, phơi đồ và thu gom chai lọ, giấy vụn, báo cũ. Ai cũng đang chờ chị Chai bao. Xóm thầy cô thường hay giữ ý, không dám hỏi tên chị, chỉ gọi chị là chị Chai bao, vì mỗi chiều chủ nhật hằng tuần chị gánh đôi thúng đến xóm tôi để mua các thứ phế liệu như chai, lọ, bao bì, giấy vụn,…

Chị Chai bao đã quá thì, nhưng gái một con phải mòn mắt ghen. Mấy bà kháo nhau, thương chị có phận hẩm hiu. Chị không chồng nhưng có nửa tá con. Ba trai, ba gái, đứa gái đầu học lớp 9, út trai đang gửi trẻ. Nhiều bà tò mò, hỏi chị về cha mấy đứa nhỏ, chị Chai bao chỉ cúi mặt cười, thoáng nét bẽn lẽn thời con gái. Nghe đâu chị ở tận Cầu ngói Thanh Toàn, người xóm tôi cũng không ai mất công đi tìm lý lịch của chị. Thi thoảng ra chợ Cống, mấy bà bán hàng cũng chỉ biết loáng thoáng; rằng sáu đứa con chị có sáu ông bố, chỉ vài lần tán tỉnh chị, hứa hẹn đủ điều, nhưng khi chị bụng mang dạ chửa thì các bố gà vỗ cánh bay như chim bằng.

Xóm tôi cứ tiếc cho chị Chai bao, ăn mặc giản dị, không trang điểm mà đẹp người đẹp nết… Thế mà mang tiếng chịu lời thị phi, gái chửa hoang! Với người khó tính thì chị là phụ nữ xấu nết, nhưng đã biết chị thì ai cũng thương. Riêng xóm của tôi, đa phần là thầy cô, rất thông cảm hoàn cảnh chị, hầu như ai cũng có ý gom và giữ các thứ, để dành bán cho chị vào mỗi chiều chủ nhật. Giá là quyền chị, bao nhiêu cũng được.
Có một thầy, mồ côi vợ, mới nghỉ hưu, hai đứa con đã thành đạt, định cư ở Úc, thầy ưa chị. Cả xóm đều nhất trí thầy làm bạn với chị, có người mạnh dạn làm mai. Chị chỉ cám ơn và cúi mặt cười bẽn lẽn. Có người nôn nóng hóa sỗ sàng : « Rứa thì sáu ông Sở Khanh có tài chi mà chị ưa?" Chị lại cúi mặt cười bẽn lẽn. Mấy cô khoa tâm lý, hoài nghi: Lạ quá! Lạ quá!.
Nắng cuối đông dần tiễn những đám mây buồn như chợt khóc của khung trời xứ Huế. Chủ nhật lại đến, không khí của xóm thầy cô lại khác mọi ngày. Lại dọn dẹp, phơi đồ, gom các thứ linh tinh vào bao bì… chiều đến ai cũng chờ chị Chai bao. Và đôi thúng lại chao đầu ngõ. Có bà mau miệng: Chị Chai Bao tới rồi, bà con ơi. Bỗng có bà giọng đầy ngạc nhiên: Ơ không phải, một con bé. Khi cô bé đặt đôi thúng xuống, trước nhà thầy Tuyên, cô Huyền nhà số 2 nhanh như sóc, chạy ra hỏi: Cháu mới đi mua đồng nát à?. Cô bé rụt rè: Con đi mua thay mạ. Bác Bửu: Rứa mạ con là ai?. Cô bé bật khóc, xúc động, làm miếng vải vàng ghim ở túi áo như nức nở: Mạ cháu là ni cô, thường đến đây mua chai bao… hu… hu. Tôi xúc động: Cháu bình tĩnh nói rõ, nín đi cháu, nói rõ thêm cho cô chú biết… Dạ mạ cháu, bị ung thưSư bà đã làm lễ nhập tháp…. Răng rứa?. Dạ mạ cháu là nicô, rời chùa 15 năm, đi bán chai bao để nuôi sáu đứa cháu, dạ tụi cháu đứa mô cũng không biết ba mạ… hứ… hu… hu… hứ… hu… hu…
Hà My
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top