ClockThứ Hai, 10/02/2014 10:45

Cho ta một chút nợ nần

TTH - Lật quyển thơ Ngược dòng trăng ra, lại đúng câu lục bát đầy tâm trạng với đời:“Cho ta một chút nợ nầnVới nhau dù chỉ một lần để yêu” (Không đề)
Lướt qua đề thơ: “Đêm”, “Giọt sương câm”, “Biếc xuân”, “Bóng chiều”, “Trăng vỡ”, “Mưa”, “Trở lại với Hương Trà”... Thì ra cuộc sống xung quanh mình đều là cảm xúc thơ của Triệu Nguyên Phong. Anh nhìn vào đâu cũng thấy thơ cả. Thì ra cuộc đời xung quanh chúng ta đáng yêu biết bao. Đọc kỹ từng bài thơ một, tôi thấy quê hương và tình yêu là hai đề tài sâu sắc nhất mà nhà thơ cưu mang.
 
 
Triệu Nguyên Phong nhìn Huế bằng con mắt ngỡ ngàng:
 
“Bến xưa
Đò vắng
Thêm sầu
Chỉ ta về
Huế
Nhặt câu thơ gầy”
(Hạt mưa tím)
 
Huế trong anh lúc nào cũng đầy những kỷ niệm mộng mơ. Phải yêu Huế lắm mới bâng khuâng trước Huế ngần ấy, để anh nhặt được câu thơ gầy. Ít ỏi thôi, nhưng hoành tráng biết bao.
 
Nhà thơ không quên giới thiệu với bạn đọc về những đặc sản quê mình:
 
“Tôi cầm vị ngọt thanh trà
Từ Hương Vân xuống
Làm quà sơ nhiên
Thuyền qua mấy bến lụy phiền
Sông Bồ chở hết
một triền cỏ cây”
(Vị ngọt quê nhà)
 
Không yêu quê làm sao thấm tình quê đến thế, tự hào về hoa trái quê mình đến thế, dẫu đó chỉ là một quả thanh trà. Hơn thế nữa, đến thúng, mủng, giần, sàng Triệu Nguyên Phong cũng đưa được vào thơ một cách nhẹ nhàng.
 
“Tràng nghiêng
Thúng – mủng –
giần – sàng
Giống quang gánh mẹ
Ngày vàng tuổi con”
(Về)
 
Đó là Triệu Nguyên Phong mới nói về cảnh quê, khi anh đụng tới con người thì ý thơ vút lên, ta cảm thấy lúc đó trong lòng nhà thơ đang náo nức, rộn ràng:
 
“Hai tay trĩu nặng chiều đi
Tình tôn nữ
Mối đời si
Nết người
Áo hoàng hoa hứng
mưa rơi
Thời gian nhịp gõ
qua rồi còn đâu”
(Chiều trong mưa)
 
Song rung động nhất của nhà thơ đối với quê hương là người mẹ. Nhà thơ thấm đẫm tình máu mủ ấy:
 
“Một đời mẹ hát ru quê
Lời ca dao chảy mãi
tê tái lòng”
(Hai dòng sông thơm)
 
Thơ tình của Triệu Nguyên Phong tràn trề, nói mãi không hết. Điều đáng khen ở Triệu Nguyên Phong là thơ lục bát của anh. Tình huống nào, lục bát cũng như hương bay ngào ngạt.
 
Câu lạc bộ thơ Sông Bồ của Hương Trà có hơn 20 nhà thơ. Triệu Nguyên Phong là một gương mặt đáng trân trọng trong câu lạc bộ ấy. Thơ anh luôn chinh phục người đọc. Anh bảo: “Tình đời là vực xoáy trong thơ tôi”. Càng đọc thơ anh, ta càng thấy vực xoáy đầy nhân nghĩa ấy.
Nguyễn Quang Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top