ClockThứ Tư, 12/08/2015 10:08

Chuyện ở bể bơi

TTH - Thời gian gần đây, đi bơi đã trở thành một hoạt động ngày càng phổ biến, bởi nhiều bậc làm cha làm mẹ đã ý thức được tầm quan trọng của việc học bơi chính là trang bị cho con một kỹ năng sống cần thiết. Hơn nữa, đây cũng là một môn thể thao lý tưởng để cải thiện chiều cao cho trẻ nhỏ. Điều này không có gì phải bàn. Tuy nhiên, có khá nhiều câu chuyện ở bể bơi dù nhỏ nhưng thể hiện sự văn minh, lịch sự và ở một chừng mực nào đó còn thể hiện văn hoá ứng xử nữa mà nhiều người không để ý tới.

1.Bể bơi khách sạn M. chiều cuối tuần. Đây là khách sạn 4 sao, bể bơi rất đẹp và sạch sẽ nên ngoài những vị khách nước ngoài, khách trong nước lưu trú tại khách sạn, nhiều người dân trong thành phố cũng mua vé vào bơi. Trong lúc nhiều trẻ em và du khách đang thả sức bơi lặn dưới hồ, một đàn ông (người Việt) ngồi bên thành bể vô tư... kỳ đất rồi lấy tay vốc nước hồ lên tắm táp như thể đang ngồi trong... phòng tắm nhà mình. Người đàn ông ấy dường như không thấy hay vờ như không thấy vẻ mặt khó chịu của những du khách nước ngoài và cả nhiều đứa trẻ cũng nhìn ông như thể... người ngoài hành tinh?!

2.Với địa thế ở ngay trung tâm thành phố, bể bơi khách sạn X. cũng là nơi lý tưởng để nhiều người tìm đến bơi và học bơi. Hồi đầu còn ít người biết tới nên bể bơi ở đây khá sạch, nước trong vắt. Nhưng càng ngày lượng người đến càng đông và do ý thức giữ vệ sinh kém của một số người nên bể không còn sạch như trước. Sau khi bơi lội thoả thích dưới hồ thì ngồi thư giãn trên những chiếc ghế xung quanh hồ đem lại cảm giác rất dễ chịu. Nhưng sự dễ chịu ấy không còn thực sự dễ chịu nữa bởi thỉnh thoảng mùi... khai lại thoang thoảng bay lên. Một bà mẹ ăn mặc khá đẹp dẫn con đến học bơi tại đây dặn đứa con chừng 7-8 tuổi: “Buồn tiểu thì cứ... tè xuống bể luôn, trèo lên trèo xuống chi cho mệt!”. Không những thế, nhiều người đi bơi còn khạc, nhổ và cả xỉ mũi thẳng xuống nước bể gây mất vệ sinh và mỹ quan chung.
Trên đây chỉ là vài chuyện “mắt thấy tai nghe” ở một số bể bơi. Đi bơi là đến một nơi công cộng, người đi bơi cũng cần thể hiện sự lịch sự, văn hoá, văn minh để không trở thành “sinh vật lạ” trong mắt mọi người.
Thanh Vân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Return to top