ClockThứ Bảy, 30/03/2024 06:32

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

TTH - Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấuĐắm mình trong không gian nghệ thuậtBảo tồn làng nghề để phát triển kinh tế và văn hóa

 Du khách nước ngoài cùng trải nghiệm làm hoa giấy Thanh Tiên

Cái nôi của nghề truyền thống

Theo thống kê, địa bàn TP. Huế có các ngành nghề, như: nghề mè xửng Huế, hương trầm Thủy Xuân, bánh tét - bánh chưng Phú Dương, may áo dài Huế, rèn Bao Vinh, nước mắm Thuận An, đúc đồng Phường Đúc, hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình… Theo đó, có khoảng 800 cơ sở nghề, trong đó có 2 hợp tác xã, 20 doanh nghiệp và hơn 770 cơ sở; giải quyết việc làm cho 3.500 lao động, trong đó 3.000 lao động thường xuyên và các nghệ nhân, thợ thủ công.

Thời gian qua, để bảo tồn và phát triển nghề, LNTT, thành phố đã đầu tư hạ tầng, huy động các nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với bảo tồn nghề, NTT và LNTT. Thông qua nguồn vốn khuyến công, khôi phục làng nghề của Sở Công thương, đã tổ chức đào tạo NTT cho một số nghề, như: nghề thêu, đúc đồng, pháp lam, hoa giấy, may áo dài... nhằm duy trì và phát triển NTT. Đồng thời, hỗ trợ một số đơn vị ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất kẹo mè xửng, sản phẩm đúc đồng lưu niệm, may áo dài… Về ứng dụng khoa học công nghệ, đến nay một số nghề và làng nghề đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất như Công ty TNHH Thiên Hương, hộ kinh doanh bánh Bà Thảo, các cơ sở đúc đồng....

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trần Song, với đặc thù là địa phương có khá nhiều nghề và LNTT, song đến nay tình trạng sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, sản xuất theo phương pháp cổ truyền, chưa gắn kết việc sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, chưa cải tiến được mẫu mã để sức cạnh tranh với thị trường, nhất là để làm quà tặng do sản phẩm còn cồng kềnh, dễ bị hư gãy, khó khăn trong việc vận chuyển. Mặc khác, với đặc trưng là NTT nên việc áp dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất hàng loạt gặp khó khăn; cơ sở hạ tầng làng nghề chưa đáp ứng được với sự phát triển bền vững, ít thuận tiện trong việc lưu thông nên chưa kích cầu được các tour tham quan, du lịch trải nghiệm làng nghề, chưa có điểm sản xuất và trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, kinh nghiệm làm du lịch của các cơ sở làng nghề còn hạn chế; việc tiếp đón du khách còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp trong phục vụ du khách.

Ưu tiên phát triển nghề

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, để bảo tồn và phát triển nghề, NTT và LNTT, thời gian tới thành phố tiếp tục khuyến khích các cơ sở sản xuất ngành nghề, LNTT đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến phát triển sản xuất nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao thu nhập cho người lao động. Trong đó, phấn đầu hằng năm có từ 1 - 2 sản phẩm của các nghề, LNTT trên địa bàn được công nhận sản phẩm OCOP. Đồng thời, khôi phục và thúc đẩy sự phát triển của các nghề, làng nghề thông qua các chương trình khởi nghiệp, đầu tư thiết bị từ nguồn vốn khuyến công…

Để thực hiện các mục tiêu trên, giai đoạn 2024 - 2025 thành phố mở nhiều lớp đào tạo, truyền nghề tranh dân gian làng Sình cho thế hệ kế cận, lao động trong thôn; đầu tư cơ sở hạ tầng tại hai làng nghề hoa giấy Thanh Tiên và tranh dân gian làng Sình gắn với phát triển du lịch, trong đó nâng cấp các tuyến đường giao thông, đầu tư địa điểm sản xuất và điểm trưng bày sản phẩm truyền thống của hai làng nghề trên. Đồng thời, tổ chức việc truyền nghề cho thế hệ kế cận, đảm bảo NTT không bị mai một; xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, khuyến khích nghệ nhân và thợ lành nghề tiếp tục truyền nghề, dạy nghề để làm hạt nhân phát triển nghề, làng nghề và LNTT.

Nhiệm vụ quan trọng để phát huy thế mạnh của nghề và LNTT, đó là phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành kết nối các tour, tuyến tham quan du lịch trải nghiệm trên địa bàn gắn với tham quan trải nghiệm thực hiện các công đoạn sản xuất của các nghề, làng nghề, LNTT; tiếp tục xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công, truyền thống của hai làng nghề hoa giấy và tranh làng Sình; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phát triển sản phẩm đa dạng cả mẫu mã, chất lượng và tạo ra các sản phẩm đặc trưng có giá trị làm hàng lưu niệm - quà tặng cho khách du lịch.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà

Về tổng thể, các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn TX. Hương Trà đã được tu bổ, tôn tạo dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên môn và theo quy định của Luật Di sản văn hóa. TX. Hương Trà cũng đang đối mặt với một số vướng mắc liên quan đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản này.

Bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống di tích tại Hương Trà

TIN MỚI

Return to top