ClockChủ Nhật, 03/03/2024 06:44

Sản phẩm làng nghề truyền thống lên sân khấu

TTH - Không chỉ đảm nhận chức năng hàng lưu niệm, những sản phẩm được làm ra từ các làng nghề truyền thống còn mang trong mình sứ mệnh trang trí, đạo cụ cho những chương trình nghệ thuật. Những chiếc nón, hoa giấy, con diều đủ sắc màu đã giúp người xem hiểu hơn giá trị văn hóa làng nghề.
HN - Phú Thăng
  • HN - Phú Thăng

Sản phẩm cho du lịch làng nghề?Trải nghiệm nghề mây tre đan Bao La

Những cánh diều Huế tung bay trên sân khấu lớn 

Một đêm diễn áo dài bên bờ sông Hương thơ mộng. Khi nhiều người đắm chìm trong những giai điệu cùng màn trình diễn của những người mẫu trong tà áo dài thướt tha, có người thốt lên: “Ồ, những bông hoa giấy Thanh Tiên đẹp quá”.

Từ bên trong sân khấu, những cụm hoa giấy Thanh Tiên được kết từ nhiều bông hoa, với rất nhiều sắc màu lần lượt được các nghệ sĩ đưa cao đi ra trước hàng ngàn khán giả. Hòa cùng với sân khấu rộn ràng, những bông hoa ấy của làng quê hạ lưu sông Hương – xã Phú Mậu, TP. Huế như tạo thêm điểm nhấn, gợi nhớ về những làng nghề truyền thống của vùng đất Cố đô.

Không chỉ có vậy, những sản phẩm truyền thống như nón lá, diều Huế… lần lượt được các nghệ sĩ phụ họa cho từng tiết mục. Tất cả đưa người xem như đi giữa không khí của làng quê. Nhưng làng quê ấy trở nên nổi bật hơn, đẹp hơn khi được hòa mình giữa sân khấu âm nhạc như để phô diễn tinh hoa làng nghề - nơi có những đôi bàn tay tài hoa, sáng tạo cho ra những sản phẩm độc đáo.

Những sản phẩm ấy không còn khá xa lạ ở những lễ hội lớn như Festival Huế, ngày nay còn được trang trí ở nhiều công trình kiến trúc sang trọng. Và với các sân khấu nghệ thuật, những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống khi được đưa ra phụ họa đã làm cho người xem cảm nhận được sức sống của làng nghề trong thời buổi hiện nay. Nhờ thế người ta tò mò, rồi tìm hiểu và biết đến các làng nghề nhiều hơn.

“Không chỉ biểu diễn trên sân khấu, tui còn thấy người ta trang trí ở những trung tâm thương mại, khu mua sắm. Những bông hoa đơn lẻ ấy, khi kết lại thành từng bó, nó không chỉ đẹp mà nhìn rất tình cảm”, chị Nguyễn Hoài Thu (TP. Huế) nói về những bông hoa giấy Thanh Tiên từng để phục vụ cho việc thờ cúng, giờ được nhiều người mua về trang trí, nay lại được đưa lên sân khấu.

Khi được hỏi các nghệ nhân của những làng nghề tạo ra những sản phẩm ấy, ai cũng tỏ ra xúc động khi chứng kiến những “đứa con tinh thần” của mình được lưu diễn ở nhiều sân khấu lớn, ở các chương trình nghệ thuật tầm cỡ. Với họ từ việc có nguy cơ thất truyền, hồi sinh và nay đã sống được với nghề là hành trình thăng trầm. Để được thị trường đón nhận là chuyện không hề đơn giản, đặc biệt với thời buổi như hiện nay. Vì thế, những sản phẩm của các làng nghề truyền thống xuất hiện trên sân khấu hơn cả một lời tôn vinh về những công sức mà các nghệ nhân đã bảo tồn và tạo tác. Ngược lại, những nghệ nhân của các làng nghề còn lấy làm vinh dự và cảm ơn vì đã quảng bá, đưa những sản phẩm ấy đến gần hơn với người dân, du khách.

Nghệ nhân diều Nguyễn Đăng Hoàng, người từng đưa diều Huế đi trình diễn, biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới nói rằng, dù ở nơi đâu, cứ thấy cánh diều bay lên lòng lại lâng lâng cảm xúc. Anh nói, muốn đưa diều đi xa, bay xa thì cái tối thiểu nhất nó phải bay và tạo được dấu ấn ngay chính trên mảnh đất quê hương. “Dù ở không gian biểu diễn hay sân khấu hóa, con diều Huế cùng với những sản phẩm làng nghề truyền thống mỗi khi xuất hiện, ngoài tạo được hoạt cảnh đẹp còn tôn vinh vai trò của người nghệ nhân trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống đương đại”, anh Hoàng chia sẻ và mong rằng sẽ thấy nhiều hơn nữa những sản phẩm làng nghề truyền thống của Huế xuất hiện trên sân khấu. “Không chỉ sân khấu trong tỉnh, xa hơn là những sân khấu lớn, đi ra ngoại tỉnh và tầm quốc tế”, anh Hoàng tự tin.

Cũng như anh Hoàng, nghệ nhân hoa giấy Thanh Tiên Thân Minh Nhật nói rằng, những năm gần đây hoa giấy nổi tiếng và đi xa thông qua nhiều kênh quảng bá, và việc đưa hoa giấy lên sân khấu để làm đạo cụ hay biểu diễn đã ít nhiều góp phần cho điều đó. “Mỗi lần mình lại thấy được sự tự hào cũng như sự ghi nhận của công chúng với truyền thống. Chừng đó cũng là động lực để người nghệ nhân như mình theo đuổi việc phát huy giá trị nghệ thuật, đưa hoa giấy Thanh Tiên đi xa hơn trong hành trình quảng bá nét đẹp nghề truyền thống cũng như văn hóa Huế”, anh Nhật nói.

Bài, ảnh: Nhật Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

TIN MỚI

Return to top