ClockThứ Năm, 30/06/2022 21:46

"Gieo" và "gặt" từ lễ hội

TTH.VN - Mỗi mùa Festival Huế, tôi thường nhận những cuộc gọi, những câu hỏi tựu trung với nội dung: “Năm ni có chi mới”? Vậy là công dân tôi của xứ sở festival bốn mùa hòa mình vào lễ hội…

Hội tụ & lan tỏaFestival Huế: Một lễ hội đặc biệt, những trải nghiệm khó quênDuy trì cầu nối giao lưu văn hóaThả 20.000 ngọn hoa đăng cầu mong đất nước thanh bìnhKid Francescoli khuấy động HuếBùng cháy cùng những giai điệu của Chillies

Đoàn múa Belogorie - Nga với nhiều nghệ sĩ tham dự mang đến những vũ điệu tươi vui. Ảnh: L.Tuệ

Xuống đường cùng đám đông cuồng nhiệt

Không riêng tôi, ắt hẳn nhiều người khác đã có những đêm xuống đường cùng đám đông cuồng nhiệt, đắm chìm trong không khí hội hè. Giữa rừng người nghe Kid Francescoli (nhạc pop điện tử của Pháp) là hình ảnh người cha đội con trên vai nhún nhảy, một gia đình người nước ngoài đứng xem lắc lư theo điệu nhạc. Với đoàn múa Belogorie - Nga, có những khán giả - phải gọi là người mộ điệu mới đúng khi đoàn đến sân khấu nào là họ có mặt ở đấy; đơn giản vì được mắt thấy, tai nghe những vũ điệu màu sắc của xứ sở Bạch Dương.

Lần đầu tiên lọt thỏm giữa 5.000 người thưởng thức “Đời là đi”, “Thở”… từ nhóm Da LAB, cuồng nhiệt bật đèn điện thoại đung đưa theo thanh âm mới cảm nhận được sự hết mình của những người trẻ Huế. Quỳnh Thi, SV Trường ĐH Du lịch, ĐH Huế hào hứng: “Đây là một trong những nhóm nhạc em rất thích với nhiều bản “hit” đình đám. Festival Huế đã cho em đến gần hơn với thần tượng. Dường như những người làm lễ hội đang có cái nhìn tươi mới hơn và mong festival sẽ duy trì tinh thần trẻ trung như thế ở các kỳ tiếp theo”.

Lâu rồi Huế mới rộn ràng với những chương trình lễ hội quy mô dài ngày. Ngắm thành phố trên cao qua không ảnh, một nghệ sĩ đến từ Hà Nội xuýt xoa: “Không ngờ ban đêm sông Hương đẹp đến vậy, nhìn những bức ảnh cứ ngỡ như ở châu Âu. Lễ hội khiến vùng đất này khoác lên một chiếc áo thật lộng lẫy đầy hấp dẫn. Không khí hội hè rộn ràng rất khác với một Huế trong suy nghĩ của nhiều người. Tôi thấy chọn tour đến đây trong những ngày này thật xứng đáng”!

Theo ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2022, năm nay không gian tổ chức biểu diễn có sự khác biệt. Thay vì tập trung các chương trình ở khu vực Đại Nội, ban tổ chức đã mở rộng hoạt động ra cộng đồng để người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Sự tham gia, hưởng ứng của người dân với các chương trình nghệ thuật là thành công bước đầu trong mục tiêu hướng đến.

Từ nếp nghĩ phô diễn cái mình có chuyển dần sang phục vụ điều công chúng cần là một thách thức. Ở kỳ festival này, ban tổ chức đã thực hiện tinh thần lan tỏa tinh hoa di sản và đưa thêm nhiều chương trình phục vụ giới trẻ. Nhờ đó thiết lập sự cộng hưởng giữa các thế hệ, các nhu cầu thưởng ngoạn khác nhau, tạo hiệu ứng xã hội tốt hơn cho Festival Huế 2022.

Người dân đã có những ngày xuống đường vui cùng hội hè. Ảnh: Ph. Thắng

“Gặt hái” sau nhiều mùa “gieo hạt”

Festival Huế năm 2.000, ông Serge Degallaix, Đại sứ Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ - đối tác chính của sự kiện này nói rằng: “Festival này là mùa gieo hạt, gieo hạt cho nhiều mùa sau!”. Từ đó, câu hỏi khi nào “gặt hái”, và “gặt hái những gì" luôn được giới truyền thông lẫn nhiều người nhắc đến.

Trả lời câu hỏi này, ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2022 nói rằng có ba thứ.

Đầu tiên, thương hiệu festival được định vị trong lòng công chúng trên phạm vi cả nước và quốc tế. Nhiều festival thế giới đã đặt quan hệ với Festival Huế; Hiệp hội Festival quốc tế, một số festival ở các quốc gia trao đổi thông tin và hợp tác với festival Huế. Các loại hình nghệ thuật đặc sắc của Huế được giới thiệu đến công chúng và vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ, quốc gia.

Thứ hai, không chỉ là chính quyền mà người dân quan tâm nhiều hơn đến bộ mặt của di sản, bộ mặt đô thị, cùng nhau nỗ lực trong việc bảo tồn, trùng tu di sản. Thành phố cũng được chăm chút với những công trình đẹp góp phần làm thay đổi cảnh quan đô thị.

Thứ ba, về mặt kinh tế, festival không hoàn toàn tổ chức ra để tạo nguồn thu bù đắp chi phí. Lợi ích của festival về mặt kinh tế - xã hội chính là người dân, các doanh nghiệp, các đơn vị du lịch được hưởng thụ. Nguồn thu kinh doanh dịch vụ tăng lên, kỹ năng và chất lượng dịch vụ được cải thiện. Giá trị văn hóa di sản được tôn vinh khiến người dân Cố đô tự hào hơn về vùng đất nơi mình sinh ra, lớn lên.  

Ở góc độ du lịch, thống kê ban đầu từ 23/6 đến 30/6, tổng số du khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt 180.000 lượt, doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt 155 tỷ. Khách lưu trú ước đạt 72.000 lượt (trong đó có gần 2.200 khách quốc  tế), công suất phòng khách sạn ước đạt khoảng 65% (riêng ngày 24 và 25/6 công suất phòng trên 93%). Sau đại dịch, du lịch trở lại và sự cộng hưởng từ tuần lễ Festival Huế 2022 đã mang lại một kết quả đáng mừng cho ngành công nghiệp không khói.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh cho biết, qua nhiều kỳ festival, Sở Du lịch đã rút kinh nghiệm, tổ chức truyền thông từ đầu năm, liên tục. Ngành truyền thông tương tác trên 5 chuỗi mạng xã hội: instagram, tik tok, zalo, youtube, facebook nhằm tạo sự lan tỏa các chương trình của Festival Huế 2022. Việc tổ chức đoàn Media trip dịp này với các chủ tài khoản fanpage tên tuổi góp phần kéo các “follower” đến Huế.

Bên kia bán cầu, ở xứ sở cờ hoa, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương dành thời gian dõi theo tuần lễ Festival Huế 2022 qua các kênh thông tin. Ông chia sẻ: “Tôi không nghĩ vì sao Huế làm được như thế. Festival những nơi khác thường tập trung vào một lĩnh vực thì Festival Huế là bữa tiệc đa sắc màu, nhiều mục tiêu, cộng đồng được hưởng lợi nhiều”.

Bên cuộc trò chuyện trực tuyến đêm khuya vì lệch múi giờ, ông bảo khen chê ở lễ hội là chuyện thường tình. Hãy nhìn Festival Huế như đứa con tinh thần. Nó được sinh ra từ năm 2000 và bây giờ đã khôn lớn, trưởng thành như thế nào? Từ một “nguồn gen” tốt, tạo nên hình hài vóc dáng như hôm nay có sự chung tay của trí tuệ, tâm huyết biết bao người”. Đó mới là cái cần nhìn nhận hơn hết thảy!

Tuệ Ninh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top