ClockThứ Năm, 07/05/2015 07:29

Giới thiệu tập truyện cổ tích “Huệ Tím”

TTH.VN - Tập truyện cổ tích “Huệ Tím” do NXB Kim Đồng ấn hành, gồm 5 truyện: Huệ tím, Chuyện chàng Augustus, Bích Thảo hóa thân, Thi nhân, Tin lạ từ một hành tinh xa.

Chiều tối 6/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Tạp chí Sông Hương phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức buổi giao lưu và giới thiệu tập truyện cổ tích “Huệ Tím” của nhà văn Hermann Hesse qua bản dịch của TS. Thái Kim Lan.

Tập truyện cổ tích “Huệ Tím” do NXB Kim Đồng ấn hành, gồm 5 truyện: Huệ tím, Chuyện chàng Augustus, Bích Thảo hóa thân, Thi nhân, Tin lạ từ một hành tinh xa.

Bằng việc sử dụng những đề tài thực tế, kết hợp khéo léo, tài tình với những yếu tố thần tiên, Hermann Hesse đã mang đến cho người đọc cảm giác thân thuộc, gần gũi. Người đọc có dịp đi ngược về miền thơ ấu, với rất nhiều khung cảnh hoa bướm thần tiên tưởng chừng đã bị cuộc sống ồn ào đầy lo toan cuốn đi. Không chỉ thế, cũng là dịp để chiêm nghiệm về ý nghĩa thật sự của cuộc đời.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương cho rằng: “Việc lựa chọn cho trẻ em những truyện cổ tích vừa giàu chất thơ vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại như cuốn “Huệ tím”, có lẽ những người làm sách mong muốn được gieo mầm thiện lên tâm hồn trong trắng của bạn đọc nhỏ tuổi… Nhưng rõ ràng là đã có một ý nghĩa khác: người lớn đọc sẽ có dịp trải nghiệm hạnh phúc khi được hồi tưởng sống lại tuổi thơ. Giá trị của những câu chuyện thần tiên của Hermann Hesse không chỉ dành cho trẻ thơ mà còn cho người lớn, những câu chuyện mà ở đó, trẻ con có cơ hội để mơ mộng, người lớn có cơ hội để lặng im chiêm nghiệm về cuộc sống”.
Nhà văn Đức Hermann Hesse (1877-1962) đoạt giải Nobel Văn học năm 1946. Ông là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng và được độc giả khắp thế giới yêu mến, như: Sói đồng hoang, Hành trình về phương Đông, Trò chơi bi chai, Đôi bạn chân tình…
Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top