ClockThứ Năm, 22/02/2018 14:19

Giúp trẻ mê sách

TTH - Mê sách đến lạ và hễ đến giờ ra chơi, bọn trẻ lại nối đuôi nhau lên thư viện để đọc sách. Nuôi dưỡng niềm đam mê ấy, phải kể đến sự chăm chút, yêu thương của những người “truyền lửa”.

Sách cũ thu hút bạn đọcBiến sách thành hành động“Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ”

 Thư viện thân thiện của học sinh nông thôn

Chưa hấp dẫn

Lâu nay, các trường học đều có thư viện, song, các em không mặn mà tìm đến sách, số lượng học sinh đến thư viện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hỏi chuyện nhiều em về thư viện trường mình, cảm giác mơ hồ hiện rõ, các em cho rằng, chủ yếu vẫn chỉ có sách giáo khoa và sách tham khảo, ít tài liệu giải trí. Thư viện của một số trưòng học có diện tích nhỏ, có trường tận dụng từ một phòng học cũ ẩm mốc, thiếu ánh sáng. Có trường, thư viện được đặt ở tận cuối hành lang tầng 3 nên học sinh ngại đến.

Cô Đặng Thị Tuyết Hồng, thủ thư Trường tiểu học Dạ Lê, TX. Hương Thủy chia sẻ: “Trước đây, thư viện trường như là kho chứa sách báo cũ. Không gian thư viện chật hẹp, chật hẹp, ẩm thấp, phục vụ chung cả giáo viên và học sinh cũng khiến học sinh không cảm thấy thoải mái khi đến thư viện. Số lượng bạn đọc đến thư viện rất ít ỏi”.

Học sinh ít có cơ hội đọc sách, đọc không có định hướng, thích gì đọc đó. Nhiều em thích chơi game, sao nhãng việc đọc. Những thủ thư ở các trường học được ví như những người truyền lửa quan trọng trong việc hình thành ý thức đọc sách của các em nhưng lại thiếu kỹ năng tổ chức. Mặt khác, khai thác thư viện điện tử cần phải có một hệ thống máy tính kết nối internet. Điều này quá khó đối với nhiều trường, nhất là, các vùng nông thôn, vùng khó khăn.

Truyền cảm hứng

Cách đây 10 năm, dự án Zhisahan Foundation Taiwan (Đài Loan) hỗ trợ các trường tiểu học trên địa bàn xây dựng dự án làm bạn với sách. Nguồn quỹ này do nhạc sĩ khiếm thị Xu Qing Min biểu diễn đường phố hàng tuần để dành tiền hỗ trợ dự án và cụ Lai Mu Đan sau khi qua đời đã để lại di chúc dành toàn bộ tiền tích lũy khoảng 2 tỷ đồng hỗ trợ dự án. Từ số tiền đó, 60 thư viện trong tỉnh Thừa Thiên Huế đã được hình thành ở các trường nông thôn với tổng kinh phí huy động trên 220 triệu đồng/thư viện.

Ông Hoàng Trọng Thủy, Trưởng Văn phòng dự án tại Zhisahan Foundation Taiwan cho biết: “Từ khi có dự án hỗ trợ, đọc sách trở thành hoạt động giáo dục chính thức ở các trường. Dự án mời chuyên gia Hồng Kông sang tập huấn kỹ năng và phương pháp tổ chức đọc sách cho học sinh. Thế nên, tiết đọc sách ở các lớp sôi nổi, hào hứng hơn. Các em được bồi dưỡng năng lực tập trung, khái quát, biểu đạt, tư duy, suy luận… nên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Về Trường tiểu học số 1 Quảng Phước (Quảng Điền) đúng vào giờ ra chơi. Bọn trẻ nối đuôi nhau đến phòng thư viện đọc sách. Từ chỗ diện tích phòng đọc dành cho học sinh và giáo viên chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông, nay diện tích góc đọc, phòng đọc được mở rộng lên đến hàng trăm mét vuông ở những vị trí thuận lợi, tiện dụng, có không gian gần gũi với thiên nhiên. Mô hình thư viện thân thiện không chỉ đem lại hứng thú mà còn xây dựng ở các em thói quen đọc sách, tự tìm tòi, sáng tạo.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Quý, nguyên Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Quảng Phước, người nhiều năm tham gia chương trình này tại trường, đánh giá: “Dự án không chỉ hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn sách, điều tôi tâm đắc nhất chính là quá trình chuyển giao công nghệ tổ chức hoạt động đọc sách cho các trường. Nói nôm na, dự án không cho gạo mà là chuyển giao thiết bị, quy trình sản xuất giống lúa có năng suất và chất lượng”.

Tủ sách ở các lớp được thầy cô giáo và học sinh trang trí đẹp, với hình dạng ngộ nghĩnh, có thể tận dụng góc hành lang hay góc lớp để đặt. Có những em từ chỗ không ham mê đọc sách, nhưng được các bạn kể lại nên tự tìm đến sách. Em Lê Ngọc Tú, học sinh Trường tiểu học Hương Vân (TX. Hương Trà) bộc bạch: “Hằng tháng, em tự đổi sách với các bạn trong lớp nên nguồn sách của em rất phong phú. Chúng em là người tự quản lý, bảo vệ tủ sách, luôn có trách nhiệm giữ gìn sách và quyên góp thường xuyên để làm tăng số lượng sách trong trường học. Hễ có thời gian, em đều lên thư viện mượn sách đem về nhà đọc”.

Những quyển sách, trang báo giúp học sinh cảm nhận được thư viện xanh là nơi thư giãn của mình. Cán bộ, giáo viên nhà trường và học sinh hào hứng tham gia ý kiến, sáng tạo trong trang trí kệ tủ sao cho dễ tìm, dễ sử dụng mà lại thân thiện. Các trường đều tranh thủ nguồn hỗ trợ của địa phương khi bình quân đầu tư từ 30-45% kinh phí. Nhiều phụ huynh chủ động chung tay xây dựng tủ sách thân thiện. Ngay sau khi triển khai, thư viện xanh ở Trường TH Phú An 2 (Phú Vang) thu hút học sinh và phụ huynh (chờ đón con) tham gia. Chị Lê Thị Hạnh, phụ huynh học sinh Trường TH Phú An 2 thổ lộ: “Từ ngày trường có thư viện xanh con tôi không còn ngồi lỳ trước màn hình máy tính. Cháu thích đọc sách, rồi kể lại cho mọi người cùng nghe. Kỹ năng diễn đạt của cháu cũng tốt hơn rất nhiều, không còn rụt rè, e ngại nữa”.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Để sách luôn là người bạn thân thiện

“Cho dù thế giới phát triển đến mức độ nào thì việc đọc sách vẫn có giá trị của riêng nó và khó mà thay thế. Bởi vì, đọc sách là một trong những yếu tố quan trọng để định hình nhân cách và phát triển tư duy. Như lời Terfaut: "Một quyển sách có thể quyết định cuộc đời hay dở của một đứa trẻ’, ông Hoàng Trọng Thủy, Trưởng Văn phòng Dự án Tổ chức Zhi-Shan Foundation tại Việt Nam, người sáng lập Dự án “Làm bạn với sách” chia sẻ. Nói về ý tưởng hình thành dự án ý nghĩa này, ông Hoàng Trọng Thủy cho biết:

Để sách luôn là người bạn thân thiện

TIN MỚI

Return to top