ClockThứ Năm, 11/07/2024 06:40

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

TTH - “Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Ra mắt sách “Áo dài truyền thống - hành trình trở lại”

 Một bài viết của nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An trong ấn phẩm “Áo dài truyền thống – hành trình trở lại”

Sự ra mắt ấn phẩm này những ngày cuối tháng 6 vừa rồi cũng là dịp kỷ niệm 280 năm ngày Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát định chế áo dài, khai sinh nó như loại áo mặc quy chuẩn, làm tiền đề cho sự thống nhất về một loại hình trang phục trong phạm vi cả nước. Đặc biệt hơn, vùng đất Cố đô Huế thực sự là nơi khai sinh ra chiếc áo dài năm thân, ngày nay đang trên đà phát triển để Huế trở thành một kinh đô lễ hội, đặc biệt là kinh đô áo dài - theo đề án của tỉnh Thừa Thiên Huế mà ngành văn hóa địa phương đang triển khai tích cực, có hiệu quả.

Kết cấu sách gồm 3 phần. Phần I: Đi tìm giá trị áo dài năm thân; Phần II: Trở về với truyền thống ông cha; Phụ lục. Ở đó bạn đọc có thể gặp gỡ những nhà nghiên cứu, họa sĩ thiết kế hay nghệ nhân trực tiếp làm ra áo dài để nghe họ kể về lịch sử hình thành, phát triển, các tiêu chuẩn hay đặc điểm nhận dạng chiếc áo dài tạm gọi là “chuẩn mực” theo truyền thống quy trình và kỹ thuật sản xuất có liên quan, cũng như ứng dụng của áo trong mọi phương diện của đời sống xã hội, văn hóa, nghệ thuật.

Cầm cuốn sách trên tay, bạn đọc còn được nghe chia sẻ của những người thực hành mặc áo dài truyền thống. Qua đó, lấy cảm hứng từ những câu chuyện trải nghiệm cá nhân thú vị, đặc sắc. Đích đến là để làm sao cho chiếc áo năm thân có cơ hội hiện diện một cách xứng đáng, không những trong tâm tưởng của bạn đọc mà còn trong tủ trang phục hay sưu tập trang phục của chính họ, trong vai trò tạm gọi là “bộ Quốc phục”. Đây chính là “hành trình trở lại” của chiếc áo năm thân với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể của người Việt Nam.

Theo ban biên tập cuốn sách – là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu về áo dài, độ mở của nội dung cũng đồng thời sẽ tạo thuận lợi để chào đón các ý kiến thảo luận, đóng góp có tính xây dựng từ công chúng nhằm phục vụ cho các lần tái bản cuốn sách được cập nhật, bổ sung sau này. Nói một cách khác, bản thân đối tượng bàn đến là áo dài Việt truyền thống - vốn quen thuộc trong quá khứ, nhưng lại trở thành tương đối “mới mẻ” trong thời hiện tại. Bởi lẽ, số đông công chúng có thể đã biết đến tên loại trang phục này chủ yếu thông qua các tác phẩm diễn xướng dân gian trên sân khấu truyền thống, hay tác phẩm điện ảnh có chủ đề liên quan tới lịch sử, hay thông qua sinh hoạt tâm linh, tôn giáo - tín ngưỡng, hay thậm chí qua các loại áo dài thời trang, cách tân vốn đang khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ.

Thông qua cuốn sách, ban biên tập ý thức rất rõ rằng, áo dài cần là một chủ đề được tiếp tục nghiên cứu, xem xét và thảo luận trên phạm vi rộng rãi hơn nữa với những chiều khoáng đạt hơn, để tiến tới một định danh thống nhất cho nó cùng với các tiêu chuẩn tổng quát kèm theo, và cũng để những khiếm khuyết có thể có trong nội dung cuốn sách dần được lấp đầy hay bổ sung cho hoàn chỉnh.

Với những độc giả ở Huế, khi cầm cuốn sách trên tay họ cũng không bất ngờ bởi những cây bút quen thuộc viết về áo dài. Ở đó, có thể bắt gặp dòng “Cảm nghĩ về quốc phục Việt Nam” của nhà nghiên cứu Phan Thuận An, “Áo dài - “quốc phục” của người Việt” của TS. Thái Kim Lan, “Diện mạo áo ngũ thân Huế và người đề xuất Chúa Nguyễn Phúc Khoát thay đổi trang phục” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, “Tôi mặc áo dài” của tác giả Phan Thanh Hải, “Hành trình cùng “Huế - Kinh đô Áo dài” của nhà thiết kế Quang Hòa, “Một số biến đổi theo thời gian của Áo dài năm thân qua các hiện vật” của nhà thiết kế Nguyên Phong… Và không thể kể đến tác giả Võ Hồng Phúc – nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư với bài viết “30 năm chuyện Quốc phục của người Việt”…

Một hành trình từ đời thực của áo dài được đưa vào sách không chỉ giúp người đọc hiểu và yêu hơn giá trị truyền thống. Để rồi hành trình ấy vẫn tiếp tục theo dòng chảy thời đại, lan tỏa và phát huy những tinh hoa mà thế hệ cha ông đã để lại.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

Kiệu Hương Chữ (TX. Hương Trà) từ lâu nổi tiếng là giống kiệu củ nhỏ, giòn, cay, thơm nồng nhưng không hăng rất đặc trưng mà các vùng khác không có được. Dẫu vậy, với nhiều yếu tố, giống kiệu quý đang gần như biến mất trên vùng đất này.

Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu
Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

Tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

TIN MỚI

Return to top