ClockThứ Ba, 25/06/2024 17:07

Ra mắt sách “Áo dài truyền thống - hành trình trở lại”

TTH.VN - Nằm trong chương trình Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024, chiều 25/6 tại hội trường Sở Văn hóa và Thể thao đã diễn ra buổi tọa đàm và ra mắt sách “Áo dài truyền thống – hành trình trở lại”.

Đã yêu Huế rồi thì yêu Huế thêm nữaRa mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác đối ngoạiRa mắt bộ sách Huế kỳ bí qua góc nhìn của người phương Tây nửa đầu thế kỷ XXRa mắt cuốn sách “Cõi đi về” của GS. TS. Thái Kim Lan

 Toàn cảnh buổi tọa đàm và ra mắt sách

Đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà thiết kế thời trang đã tham dự. Sách do CLB Đình làng Việt (Hà Nội) thực hiện và được xuất bản bởi NXB Thế Giới với 52 bài viết của 47 tác giả khắp cả nước. Nội dung sách gồm: Phần I: Đi tìm giá trị Áo dài năm thân; Phần II: Trở về với truyền thống ông cha và Phụ lục.

Theo CLB Đình làng Việt, các tác giả tham gia viết sách đến từ các vùng miền khác nhau, lĩnh vực khác nhau. Có người là chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn; có người là nhà quản lý, kiến trúc sư, họa sỹ, thiết kế thời trang, nhà báo, nghệ nhân, thậm chí là người nước ngoài hay học sinh, sinh viên...

Tất cả đã tạo thành một tập thể cùng sẻ chia điểm tương đồng là tình yêu với di sản trang phục của tiền nhân để lại. Tình yêu đó chính là chất men, chất kết dính để gắn kết nội dung cuốn sách, tạo dựng lên một khu hoa viên rực rỡ sắc màu để bạn đọc có thể ghé vào dạo chơi, ngắm các bông hoa với vẻ đẹp khác nhau, nhưng tất cả đều bừng nở trong ánh nắng chan hòa của một mùa xuân chấn hưng văn hóa dân tộc.

 Cuốn sách “Áo dài truyền thống – hành trình trở lại”

Nội dung cuốn sách cho phép có “độ mở” nhất định, cả về cách tiếp cận thuật ngữ, định danh và nội dung nói chung. Hiện tại, áo dài truyền thống có thể hiểu là loại áo có vạt (tà) dài - số tà có thể là 3 nhưng do 5 thân áo ghép lại, hoặc có thể là 2 như loại áo dài đã được cách tân từ khoảng những năm 20 thế kỷ XX; nó thường có tay chẽn hay tay rộng (loại áo tấc), cổ đứng, cài khuy bên phải cổ.

Nó có những định danh khác nhau như áo (dài) ngũ thân, áo (dài) năm thân, áo dài truyền thống, hay đơn giản là áo dài. Ý thức được sự đa dạng trong chi tiết của loại hình di sản này nên ban biên tập tôn trọng quan điểm của tác giả, cách chọn dùng các định danh khác nhau trong các bài viết, miễn là chúng không cản trở việc hình dung và cảm nhận tương đối xác thực về một đối tượng thống nhất: đó là áo dài truyền thống Việt, nhờ các đặc điểm nhận dạng nổi bật và chuyên biệt.

Cuốn sách ra đời cũng là dịp Kỷ niệm 280 năm ngày Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát định chế Áo dài, khai sinh nó như loại áo mặc quy chuẩn, làm tiền đề cho sự thống nhất về một loại hình trang phục trong phạm vi cả nước Việt Nam; đồng thời để chào mừng 10 năm ngày ra đời của Câu lạc bộ Đình làng Việt.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

Sáng 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt ấn phẩm “Một trăm năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – Một góc nhìn”.

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế
Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”

Buổi Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” với sự tham gia của tác giả, diễn giả Amandine Dabat - TS. Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, diễn ra ngày 5/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế.

Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”
Sôi động Giải đua ghe truyền thống của tỉnh lần thứ 35

Trong không khí vui tươi, chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức giải Đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 35 trong sáng 2/9, với sự tham gia của 9 đơn vị là các phường, xã thuộc 9 huyện, thị và TP. Huế

Sôi động Giải đua ghe truyền thống của tỉnh lần thứ 35

TIN MỚI

Return to top