ClockThứ Năm, 20/01/2011 04:51

Hoa cải ven sông

TTH - Thời còn đi học, mỗi lúc thấy hoa cải nở bung ven sông là lòng tôi háo hức đón chờ khoảnh khắc giao mùa. Đó là dấu hiệu gợi nhắc mùa xuân đang đến gần. Mỗi lần đạp xe đi học qua bãi bồi, bao giờ tôi cũng đi thật chậm để hít lấy mùi thơm nồng, cay của vườn rau đang trổ hoa trong gió sông mát rượi. Với bao người qua đường, màu vàng hoa cải dường như níu chân họ trong một khoảnh khắc nào đó bởi cái cảm giác gần gũi, thân thuộc của quê nhà.

Người ta hay trồng hoa cải ven sông nhờ thứ đất bồi giàu dinh dưỡng và nguồn nước thuận tiện cho việc tưới tắm. Từ những mầm cải mây mẩy, cây lớn dần, tắm nắng, phơi sương để rồi nhú lên những bông hoa màu vàng mơ cao dong dỏng. Trong ánh nắng non những ngày đầu xuân, sắc hoa cải như làm ấm thêm không gian khô lạnh của xứ Huế. Mỗi đợt gió lùa, hoa cải nhấp nhô, uốn lượn như những vũ công mảnh mai trên sân khấu. Có khi cầm lòng không đậu, tôi chạy vù xuống bãi đất, nhón đôi bông cải về cắm nơi bình hoa cạnh cửa sổ để sáng sớm hôm sau đón màu nắng, mùi thơm từ hoa ngập tràn gian phòng nhỏ bé.

Cũng độ mùa này, mẹ tôi hay nấu canh cải với tôm riu, thứ tôm sông nhỏ hơn ngón tay út nhưng ngọt lịm. Vào chợ, bao giờ tôi cũng chọn món canh này bởi đơn giản nó ngon, bổ và rẻ. Có lúc nhìn những bó cải nhú đôi nụ vàng lại thấy thương những cây cải vội rời luống khi chưa kịp tỏa hết sắc màu. Chợt nhớ ngày xưa ở nhà cũ, mẹ tôi cũng trồng đôi luống cải cay, bên cạnh là đám cải cúc bé tẹo. Cây toàn ăn non nên hiếm hoi lắm mới thấy mảnh vườn nhỏ lơ thơ vài hông hoa. Những ngày giáp Tết, lũ trẻ con chúng tôi lại có thú vui ngắm hoa cải trong vườn.

...Từ dạo người ta làm chiếc cầu vượt qua sông, bãi đất bồi ngập tràn sắt, thép, phế liệu. Những ngày cuối năm qua đây, lòng tôi chợt bâng khuâng như thiếu vắng một điều gì quen thuộc lắm. Mới năm trước, mấy bạn trẻ vẫn tìm đến vườn cải chụp ảnh, nay thì cảnh vui nhộn ấy không còn nữa. Ở ngoại thành Hà Nội, chủ vườn cải trồng hoa phục vụ nhu cầu chụp ảnh và thu phí hẳn hoi. Ở Huế thì không, người trồng rau chỉ đứng cười và nhắc các bạn trẻ cẩn thận kẻo giẫm vào cải. Có lẽ vì vậy mà vườn cải còn lưu lại trong tôi những hình ảnh mới mẻ khác bên cạnh vẻ đẹp mộc mạc của nó. Những lúc thèm ngắm hoa cải, tôi chạy xe thong dong ra vùng trồng rau màu ngoại thành, hoa vẫn thế, màu vẫn thế nhưng dường như có gì đó khác xa vườn cải bên sông thưở nào. Có phải thiếu một chút gió sông không cải ơi!
T.Linh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top