ClockThứ Tư, 27/03/2024 12:03

Huế lạ và xưa

TTH - Với khoảng 25 bức ảnh chụp về Huế từ hơn 130 năm về trước, một ngày giữa tháng 3 vừa qua, nhóm Tân Đô Thành Hiếu Cổ đã phối hợp cùng không gian của Da:me coffee (đường Chu Văn An) kể chuyện về Huế xưa qua hình ảnh ngay trong lòng phố Tây, với tên gọi “Huế lạ và xưa”.

Huế yên bìnhÁo dài Huế, một nét rất riêngGợi ý 5 trải nghiệm du lịch ở Huế vui quên lối về

Khách thưởng lãm so sánh các chi tiết trong Thể Nhơn Môn xưa với Cửa Ngăn hiện nay 

Nhóm “Tân Đô Thành Hiếu Cổ” tập hợp 7 thành viên đến từ nhiều nơi (trong đó có Huế), hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: kiến trúc, nhiếp ảnh, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu cổ phục…, tất cả đã gặp và đi cùng nhau vì một tinh thần rất chung: rất yêu di sản văn hóa Huế và luôn nỗ lực để tìm lại những hình bóng của một Huế rất xưa qua hình ảnh tư liệu và số hóa ảnh tư liệu.

Đúng như tên gọi của không gian trưng bày, "Huế lạ và xưa" thu hút được rất nhiều sự quan tâm của những người yêu di sản văn hóa Huế. Điều này đã đúng với tinh thần được các thành viên của Tân Đô Thành Hiếu Cổ giới thiệu: “Không gian tuy nhỏ nhưng rất muốn được đón tiếp mọi người với tấm lòng nhiệt thành nhất của cả nhóm, những tư liệu quý giá nhất hành tinh, những góc ảnh chưa bao giờ các bạn từng thấy qua đã được nhóm trưng bày tất cả ở đây”.

“Huế lạ và xưa” giới thiệu với những người quan tâm đến di sản văn hóa Huế những góc ảnh rất sớm – thậm chí là sớm nhất ở Kinh đô Huế, do người Pháp ghi lại vào thời điểm cầu Trường Tiền chưa nằm trong quy hoạch xây dựng, khoảng thời gian ảnh triển lãm được xác định gần cuối triều Đồng Khánh, giai đoạn 1885 – 1896. Những bức ảnh tư liệu quý này được nhóm sưu tập chủ yếu qua nguồn đấu giá, sau đó phân tích và số hóa. Đó là hình ảnh của những bức ảnh về Thể Nhân Môn. Đã làm rõ cho chúng ta biết vì sao Thể Nhân Môn lại được gọi là Cửa Ngăn; cụm không gian gồm các công trình khi còn nguyên vẹn trong vườn Cơ Hạ, ảnh màu phóng lớn không gian chính bên trong điện Cần Chánh – bức ảnh thuộc diện “quý nhất hành tinh” đối với Huế lúc này; bức chân dung ngài Tuy Lý Vương - Miên Trinh (con trai thứ 11 của vua Minh Mạng); di ảnh cụ phò mã Nguyễn Hữu Tiễn (chồng của Ngọc Sơn công chúa); hay bức ảnh cho thấy sự náo nhiệt của cả trung tâm khu chợ Mụ Đặng ngay đường Trịnh Công Sơn ngày nay…

Một khách thưởng lãm trước khi nghỉ hưu từng công tác tại Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, sau khi tham quan hết một lượt những tấm hình được trưng bày, dừng chân rất lâu trước 2 bức ảnh chụp Cửa Ngăn cận và toàn cảnh, rất ngạc nhiên: “Tôi đã từng xem rất nhiều ảnh tư liệu, nhưng chưa bao giờ được gặp bức này. Cửa Ngăn của Huế xưa lạ quá!”.

Ngay sau cuộc trưng bày, các thành viên của Tân Đô Thành Hiếu Cổ đã dành một ngày trọn vẹn để chuyển tặng, bàn giao trực tiếp những bức ảnh tư liệu quý ấy đến những địa chỉ trân quý. Trong đó, chuyển những công trình ảnh số hóa ngự chân các vua trên chất liệu in cao cấp cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để phụng thờ các ngài ở Thế Miếu. Chuyển nhượng 4 tư liệu quý giá liên quan tới kế hoạch trùng tu sắp tới gồm công trình tam quan điện Thoại Thánh (nơi yên nghỉ của mẹ vua Gia Long) lúc còn nguyên vẹn, cụm không gian gồm các công trình khi còn nguyên vẹn trong vườn Cơ Hạ (Đại Nội). Tặng gia đình nhà nghiên cứu văn hóa Huế Phan Thuận An di ảnh cụ phò mã Nguyễn Hữu Tiễn (chồng của Ngọc Sơn công chúa) đã được số hóa cực rõ nét từng chi tiết trên phẩm phục của cụ...

Chung sức và nỗ lực vì tình yêu với di sản văn hóa Huế, các thành viên của Tân Đô Thành Hiếu Cổ mong muốn những hình ảnh của “Huế lạ và xưa” sẽ tiếp tục là những tư liệu quý của các tổ chức, các gia đình trong hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa Huế. Và bằng cách này hay cách khác, những hình ảnh tư liệu quý giá ấy sẽ được gìn giữ và có thể “kể” cho nhiều hơn nữa người dân Huế biết về một Huế trong quá khứ đẹp như thế nào.

ĐỒNG VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường nữ Huế xưa

Trong xã hội truyền thống Nho giáo phụ quyền, nam học là đương nhiên, đến nỗi ít ai để ý đến nữ học vốn mang nhiều nét riêng biệt mà ở Kinh đô Huế, nó lại được quan tâm đặc biệt, nhất là với trường nữ đầu thế kỷ XX và trường nữ năm 1966, đã để lại dấu ấn lịch sử văn hóa đậm nét xuyên thời gian.

Trường nữ Huế xưa
Cô giáo vùng chiến khu xưa

Hoàng Thị Toàn (Trường mầm non Phong Mỹ I, huyện Phong Điền) đến với nghề “gõ đầu trẻ”, bổ sung cho sự thiếu hụt giáo viên mầm non ở vùng khó là một thử thách.

Cô giáo vùng chiến khu xưa
Nhớ tiếng rao xưa

Cũng là loại bánh bao ấy, nhưng ông bạn của tôi luôn cố đợi để mua cho bằng được chiếc bánh của người bán hàng với tiếng rao “chính chủ”, chứ không chịu mua từ những người bán bánh với tiếng rao mời mọc qua… loa.

Nhớ tiếng rao xưa
Bàn về hai chữ “sơ & xưa”

Trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có trường hợp hai câu đi liền nhau mà cả hai chữ cuối đều được đọc là “xưa”.

Bàn về hai chữ “sơ   xưa”
Trung thu xưa trong lòng thành phố

Khi ánh trăng lên cao, 130 gia đình nhỏ được sống trong không gian ngập tràn màu sắc của lồng đèn ông sao, đèn cá chép… Trung thu xưa được tái hiện ngay giữa lòng thành phố.

Trung thu xưa trong lòng thành phố
Return to top