ClockThứ Năm, 20/07/2023 07:00

Kể chuyện di sản trên nền áo dài

TTH - Những công trình kiến trúc cổ kính, những cây cầu gắn liền với lịch sử vùng đất Cố đô, những điệu múa cung đình truyền thống, hay đơn giản là chiếc thuyền rồng, hoa đăng… đã được các em nhỏ đặc tả một cách hồn nhiên mà duyên dáng, tỉ mỉ nhưng vô cùng ngộ nghĩnh trên tà áo dài.

Học sinh Huế kể chuyện di sản trên tà áo dài

leftcenterrightdel
Những mẫu thiết kế áo dài với các họa tiết văn hóa di sản của các em học sinh 

Ngắm nhìn những mẫu thiết kế, nhiều người lớn không khỏi ngỡ ngàng bởi sự sáng tạo, góc nhìn vô cùng sâu lắng, độc đáo của những họa sĩ nhí tại cuộc thi vẽ với chủ đề “Áo dài với di sản” được Thư viện Tổng hợp tỉnh khởi xướng.

Những mẫu thiết kế của các em học sinh được bày biện một cách trang trọng bên trong không gian thư viện. Ở đó, người xem bắt gặp được hình ảnh cầu Trường Tiền, Ngọ Môn, điệu múa lục cúng hoa đăng, thuyền rồng, chùa Thiên Mụ… vô cùng quen thuộc đã được các em nhỏ cách điệu bằng những sắc màu đằm thắm, hồn nhiền như đúng suy nghĩ với lứa tuổi.

Nằm giữa rất nhiều tác phẩm, mẫu thiết kế của Đặng Phước Thục Anh (lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương, TP. Huế) như có sự cuốn hút với nhiều người.

Biểu tượng của Huế là Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng đã được cô học sinh này vẽ lên mẫu tà áo dài một cách khéo léo. Nếu nói không quá, khi mẫu thiết kế này được hiện thực hóa, người ta như được “ôm Huế” trên một tà áo dài.

Nét đẹp A Lưới lên áo dài

Mới đây trong khuôn khổ triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật ký họa” được Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, nhà thiết kế Viết Bảo đã tổ chức buổi trình diễn bộ sưu tập áo dài. Trên những tà áo dài đó, nhà thiết kế trẻ này đã sử dùng nền tranh tác các tác phẩm ký họa về A Lưới xoay quanh câu chuyện văn hóa, phong tục tập quán, kiến trúc truyền thống… Bên cạnh đó còn có bộ sưu tập thời trang hiện đại ứng dụng vải thổ cẩm Zèng A Lưới. Cả hai bộ sưu tập này được người xem đánh giá để lại dấu ấn độc đáo, không chỉ làm mới thời trang mà qua đó giúp bà con A Lưới quảng bá được nét đẹp văn hóa.

Thục Anh hào hứng cho biết, tình yêu Huế với đến với em một cách tự nhiên. Những cảnh sắc em đưa lên mẫu thiết kế là những gì em thấy thường ngày từ trang sách, hình ảnh cho đến cảm nhận thực tế và rất ấn tượng. “Em muốn nhắn gửi với mọi người về quê hương, vẻ đẹp của Huế không thể lẫn lộn vào đâu được. Em hy vọng thông qua thiết kế này sẽ giúp mọi người gần xa biết đến Huế nhiều hơn”, Thục Anh thật thà.

Cũng giống như Thục Anh, nhiều em nhỏ tham gia cuộc thiết kế này ở trong độ tuổi tiểu học và trung học vì thế góc nhìn của các em luôn có sự hồn nhiên, tươi xinh, nhiều tác phẩm khá ngộ nghĩnh, đáng yêu. Không dừng lại ở hình vẽ mẫu, các em nhỏ hy vọng những “mẫu thiết kế” này sẽ được các nhà may chọn để in lên áo dài thật để quảng bá Huế.

Cao Hoàng Ngọc Diệp (học sinh lớp 3 Trường tiểu học Thủy Biều, TP. Huế) với tác phẩm điệu múa lục cúng hoa đăng kể rằng, những gì được trải nghiệm và yêu thích bởi điệu múa di sản đã được em chuyển tải lên mẫu thiết kế. Diệp ấn tượng không chỉ điệu múa điêu luyện mà trang phục các nghệ sĩ rất đẹp. Vì thế, khi thiết kế, Diệp đã cố gắng lột tả được những gì mà em thấy từ đời thực. Bởi thế ngoài hoa đăng quá rõ ràng, người xem còn thấy được sự uyển chuyển của người múa trên tà áo dài mẫu.

Bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp tỉnh chia sẻ, đây là hoạt động thú vị, tạo cơ hội để các em phát triển năng khiếu trong lĩnh vực hội họa. Từ đó, khơi dậy niềm đam mê và trí sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu, suy nghĩ hành động của các em.

Theo bà Oanh, 15 trong số hàng chục tác phẩm xuất sắc nhất đã được ban tổ chức chọn in lên áo dài và trình diễn ở nhiều chương trình trong Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2023. Không dừng lại đó, những tác phẩm tham dự giải sẽ được sử dụng để quảng bá, trưng bày và biểu diễn trong các sự kiện, hoạt động do Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức và các hoạt động gây quỹ để mua sách biếu tặng cho các tủ sách cơ sở ở vùng sâu, vùng xa.

Trong khi đó, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỏ ra “choáng ngợp” trước ý tưởng và cách thể hiện của các em. Ông Hải cho rằng, từ những trang sách được đọc viết về di sản văn hóa Huế, các em đã sáng tạo để đưa các hình ảnh đặc trưng của di sản văn hóa Huế thể hiện trên tà áo dài Huế. “Hội thi ngoài là sân chơi của các em, còn tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và tinh tế của tà áo dài Việt Nam, góp phần tuyên truyền quảng bá văn hóa Huế gắn với quảng bá, xúc tiến về du lịch, từng bước triển khai có hiệu quả Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”, ông Hải hy vọng.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh
Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số

Ứng dụng công nghệ số trong tái hiện, khám phá di tích lịch sử văn hóa đang mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động cho du khách, giúp di sản trường tồn với thời gian.

Bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ số
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

TIN MỚI

Return to top