ClockThứ Tư, 05/07/2023 15:27

Học sinh Huế kể chuyện di sản trên tà áo dài

TTH.VN - Thư viện Tổng hợp tỉnh ngày 5/7 đã tổ chức vòng chung kết và trao giải Hội thi Thiếu nhi vẽ tranh theo sách năm 2023 với chủ đề “Áo dài với di sản”.

Hơn 200 học sinh vẽ tranh hưởng ứng Ngày gia đình Việt NamKhai mạc triển lãm nghệ thuật "Về miền di sản"Cuộc thi vẽ tranh về di sản văn hóa Việt Nam có tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng

leftcenterrightdel
 Những tác phẩm của các họa sĩ nhí được trưng bày tại hội thi

Hội thi chia làm 2 bảng cho Khối tiểu học (6-11 tuổi) và Khối trung học cơ sở (12 -15 tuổi). Vòng sơ loại đã thu hút hơn 400 học sinh tham gia. Qua đó, đã tuyển chọn được 50 tác phẩm vào vòng chung kết. Ban tổ chức sẽ chọn 15 tác phẩm xuất sắc nhất để in lên áo dài trình diễn trong lễ trao giải.

Bên cạnh đó, những tác phẩm tham dự giải sẽ được sử dụng để quảng bá, trưng bày và biểu diễn trong các sự kiện, hoạt động do Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức và các hoạt động gây quỹ để mua sách biếu tặng cho các tủ sách cơ sở ở vùng sâu, vùng xa có hoạt động tốt nhằm khuyến khích và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Theo ban tổ chức, đây là hoạt động thú vị, khơi dậy niềm đam mê và trí sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu, suy nghĩ hành động của các em, qua đó lan tỏa văn hóa đọc và chia sẻ tình yêu quê hương, xứ sở, yêu tà áo dài - trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế

“Văn hóa còn là dân tộc còn” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần như thế khi khẳng định vai trò của văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào năm 2021. Trong những chuyến làm việc với các tỉnh, thành, Tổng Bí thư thường dành riêng thời gian đến thăm các di sản văn hóa và căn dặn đội ngũ làm văn hóa không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế
Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

“Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
Khai mạc cuộc thi vẽ tranh “nét trữ tình nơi làng cổ”

Chiều 30/6, tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, dự án hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với COVID-19 (dự án ISEE-COVID) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức khai mạc cuộc thi vẽ tranh với chủ đề: nét trữ tình nơi làng cổ.

Khai mạc cuộc thi vẽ tranh “nét trữ tình nơi làng cổ”

TIN MỚI

Return to top