ClockThứ Bảy, 12/02/2022 16:25

Không gian cho hoàng mai

TTH - Tết năm nay, Huế được mùa hoàng mai. Người chơi mai ngày càng nhiều nên sắc vàng của mai hầu như rải khắp mọi nơi...

Dừng chân bên đường hoàng maiThực hiện đề án “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm Hoàng mai

Người dân, du khách dạo chơi ở con đường hoàng mai trước Đại nội Huế. Ảnh: Phan Thành

Chắc chắn là người Huế quý mai, yêu mai và chơi mai từ rất lâu. Tết vừa rồi tại công viên Nam Giao có một “lão mai” được chủ nhân chưng kèm theo giá đề 1,65 tỷ đồng. Có thể sẽ còn nhiều cây mai khác với cái giá chưa hẳn dừng lại ở đó.

Cũng là mai vàng, nhưng mai vàng (hoàng mai) ở Huế là giống quý. Bình Định cũng xứ sở của mai, hoa cũng vàng nhưng không quý bằng và người ta thường gọi là mai hồng diệp (hồng diệp mai). Mỗi dịp tết, giống mai này được bày bán ở Huế rất nhiều. Hoàng mai được đánh giá quý hơn hồng diệp mai vì những “cốt cách” riêng có về sự thanh tao và màu vàng mỏng manh mà đầy khí chất...

Vừa mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc hội thảo với tên gọi "Tiềm năng phát triển và định hướng bảo tồn các giống mai vàng Huế", mục tiêu là để xây dựng Huế thành xứ sở hoàng mai của Việt Nam. Theo người đứng đầu Sở Khoa học và Công nghệ, sẽ có một đề tài khoa học “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế”. Chưa biết đề tài này sẽ nghiên cứu gì, kết quả ra sao và việc ứng dụng nó như thế nào nhưng như trên đã nói, với một loại cây quý như mai, tất cả mọi sự quan tâm đến mai vàng đều quý.

Người viết bài này chỉ muốn bày tỏ một cảm xúc, một cảm nghĩ… rất riêng, ấy là quý như thế nào thì quý, chơi như thế nào thì chơi nhưng cách chơi đúng điệu nhất, trân trọng cây mai nhất ấy là phải đặt mai trong một không gian phù hợp, tức là nó phải đẹp, phải là một thứ tô điểm, tôn thêm sự sang trọng của không gian. Cho nên, có lẽ một khía cạnh cũng cần nghiên cứu ấy là không gian cho mai. Tại sao xưa kia ông cha ta thường trồng một cây mai trước vườn nhà? Phải chăng, mai thường gắn với cái gì truyền thống và với vườn. Yêu quý mai, chơi mai là quyền của mọi người, nhưng đừng để cái sự chơi như là một sự phô diễn của những người lắm tiền nhiều của. Thú thật, cứ mỗi mùa tết, thấy những “lão mai” được xe cẩu đi và di chuyển, trong tôi rộn lên một sự chạnh lòng. Cũng xin được lặp lại - ấy là cảm xúc, cách nghĩ của riêng tôi.

Một điều cũng cần quan tâm khác, đó là quan tâm đến quảng bá và xây dựng thương hiệu. Quảng bá và xây dựng thương hiệu sao cho có hiệu quả là cả một công việc mang tính chất khoa học và được lĩnh xướng, tổ chức, truyền thông… bởi những người có nghề. Nghĩa là làm sao tổ chức được những sự kiện, những thông điệp liên quan đến hoàng mai có sức lan tỏa cao.

Thiền sư Mãn Giác (thời triều Lý) có câu "Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết/Đêm qua, sân trước một nhành mai). Dù là hoa mai hay điều mà Thiền sư muốn nhắc tới là loài hoa mơ mọc ở những vùng núi sương tuyết khắc nghiệt đi chăng nữa, vẫn cho chúng ta hình dung được không gian của mai. Phải chăng không chỉ là hoa mai, mà còn cả không gian sân vườn ấy mới tạo nên một tổng hòa gây nên một cảm xúc để đến giờ, người thưởng ngoạn có bài kệ nổi tiếng...?     

Nguyễn Lê Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giọt mùa xuân nảy mầm

“Bao giờ cho đến ngày xưa”, luôn là một khúc điệu, một câu tự vấn khi người ta quen với những ca từ thời nào đó xa lắm lấp lánh trên mi mắt, chỉ để ngắm nghía giọt mùa xuân đang lặng lẽ nảy mầm ở trên bầu trời, dưới mặt đất hay chính trong lòng người.

Giọt mùa xuân nảy mầm
Thoáng bóng hoàng mai

Tháng 10 âm lịch, “chính vụ” của mùa mưa xứ Huế, mưa trút từng cơn nặng hạt, lòng tôi cũng bớt một phần lo lắng khi Tường - chàng thanh niên trẻ của làng mai Thế Chí Tây (xã Điền Hòa, huyện Phong Điền) - tự tin: “Mưa ni tốt chị nờ, bà con mong mưa, hiện chừ mai đã ra nụ kim, năm ni nụ nhiều lắm, mưa lạnh sẽ làm trùm nụ hoa, kịp cho mùa tết. Trời mà nắng nhiều thì hoa mai sẽ nở sớm trước Tết hết”.

Thoáng bóng hoàng mai
Đón mùa xuân

Từ giữa tháng 11, bức tranh thiên nhiên ở Huế bắt đầu được tô điểm bởi những sắc màu mới khi các công viên và điểm xanh trên địa bàn tỉnh “thay áo mới”. Những thảm hoa tươi được trồng tạo nên khung cảnh rực rỡ, tràn đầy sức sống, báo hiệu mùa xuân đang đến gần.

Đón mùa xuân
Huế & hoàng mai

Ký ức một thời lại về trong mỗi người, mỗi gia đình khi sắc màu hoàng mai rực vàng khu vực vườn mai trước Đại Nội. Cái đẹp rực rỡ biểu trưng của mùa xuân, cho sự đoàn tụ gia đình, sự hòa hợp đất trời, dân tộc. Hoàng mai đã vượt lên trên giá trị một loài hoa để trở thành biểu tượng của đất Cố đô.

Huế  hoàng mai
Mùa xuân nhẹ nhàng

2 giờ sáng mồng 8 Tết Giáp Thìn, tuy Huế ban ngày có hửng nắng nhưng đêm và sáng sớm trời vẫn rét căm căm. Ấy cũng là lúc vừa kết thúc một ngày làm việc của tôi như thông lệ kể cả trong những ngày Tết. Ngỡ chỉ có mình tôi trở về giữa đêm xuân trên cung đường vắng lặng, nhưng không, có một bãi rác ngay góc ngã tư Lê Quý Đôn – Bà Triệu còn có một đôi vợ chồng đang cần mẫn với công việc nhặt rác.

Mùa xuân nhẹ nhàng
Return to top