ClockThứ Tư, 25/08/2021 08:17

Ký ức trong veo của ‘Mùa tiểu học cuối cùng’

Là một trong những tác phẩm trước khi ra đi của cố nhà báo – nhà văn Lê Văn Nghĩa, “Mùa tiểu học cuối cùng” (NXB Kim Đồng) như cuốn hồi ký, như bộ tư liệu về tình bạn, tình thầy trò tại vùng đất phương Nam của một giai đoạn trong veo, ngỡ xưa nhưng lại chưa xa lắm…

“Hoài niệm mứt tết”Trao giải cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”Ra mắt sách song ngữ thiếu nhi lấy cảm hứng từ “Giấc mơ Huế”“Vui đọc, vui học” dành cho thiếu nhiGiới thiệu hơn 10 ngàn đầu sách đến độc giảVẽ tranh kêu gọi bảo vệ môi trườngThiếu nhi vẽ tranh theo sáchGiỏi tiếng Anh nhờ chăm đọc sách ngoại văn

Tác phẩm “Mùa tiểu học cuối cùng” (NXB Kim Đồng).

“Bạn ngồi xuống đây nghe tui kể chút nè, về mấy thằng bạn cà tưng lớp nhứt trường tiểu học Bình Tây của tui. Cũng lâu lắm rồi á, hồi năm 1967 lận”…

Hóa ra, “Mùa tiểu học cuối cùng” là câu chuyện của những đứa trẻ “cà tưng”. Những sự tích “cà tưng” của “thằng Chương” có phép tàng hình, “thằng Ty” ngã cây,… tưởng vu vơ mà lại là cả trời thương nhớ, bởi những trò nghịch quậy tuổi học trò thời nào cũng có. Chính vì vậy, những mảnh ghép ký ức của tác giả, đã hòa vào dòng ký ức của rất rất nhiều thế hệ học trò.

Cố nhà văn Lê Văn Nghĩa được biết đến với danh xưng “anh Hai làng trào phúng”, với dấu ấn “Hai Cù nèo” nổi tiếng ở ấn bản tạp chí Tuổi trẻ cười. Nét hài hước trào phúng, dí dỏm mà đầy trí tuệ của nhà báo - nhà văn đã đi vào những tác phẩm cuối cuộc đời, tạo nên hàng loạt các đầu sách viết về thời hoa niên, nhẹ nhàng và trong veo: "Mùa hè năm Petrus", "Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy", "Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ", "Mùa tiểu học cuối cùng"...

Điều đặc biệt, nét hóm hỉnh, dí dỏm và cách suy nghĩ “rất Sài Gòn” của tác giả sinh năm 1953 tại chính mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn đã khiến “Mùa tiểu học cuối cùng” cũng như những cuốn sách kể trên, mang một nét duyên thầm.

Cuốn truyện dài vừa như tập lưu bút tuổi thơ vừa như bản khảo cứu địa chí, khiến người đọc đã một lần cầm lên, là sẽ đọc một mạch dài, để rồi kết thúc trong tiếc nhớ bâng khuâng.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng thói quen đọc sách cùng người trẻ

Đó là chủ đề của buổi workshop diễn ra vào chiều 7/12 tại 23 - 25 Lê Lợi (TP.Huế) với sự chia sẻ của giảng viên Nguyễn Chí Ngàn - Bộ môn Nhân học, Khảo cổ học, Văn hóa Du lịch, Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoạt động do Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức.

Xây dựng thói quen đọc sách cùng người trẻ
Tặng sách, đồ chơi cho bệnh nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 30/11, 11 đơn vị Đoàn Thanh niên thuộc Cụm thi đua Nội chính - Đảng - Đoàn thể trực thuộc Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Đoàn Thanh niên Ngân hàng BIDV tỉnh; tổ chức Zhi - Shan Foundation tại Việt Nam cùng sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, y bác sĩ, Hội Thầy thuốc trẻ và Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức hoạt động “Tình nguyện mùa đông” năm 2024 tại Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế.

Tặng sách, đồ chơi cho bệnh nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế
Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học

Từ ngày 27-29/11 tại TP. Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Pháp ngữ Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức hội nghị tập huấn cho giáo viên tiếng Pháp cấp tiểu học.

Nâng cao chất lượng dạy tiếng Pháp ở cấp tiểu học
Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”

Sáng 17/11, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức chương trình “Người Huế kể chuyện Huế”, giao lưu với nhà văn, nhà báo Phi Tân và nhà văn, nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang nhân dịp ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang”.

Giao lưu “Người Huế kể chuyện Huế”
Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
Return to top