ClockThứ Năm, 05/01/2012 11:05

Món quà của thượng đế

TTH - Một hôm, cậu con trai nhỏ chợt hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao con cười với con mèo nhưng nó không cười lại với con?”. Một câu hỏi quả không dễ giải thích đối với con trẻ. Ngẫm nghĩ, tôi bỗng ngộ ra. Rằng nụ cười chính là món qùa độc nhất vô nhị mà thượng đế đã ưu ái ban tặng cho con người. Bởi với loài vật, những lúc tận cùng bi thương, chúng có thể khóc. Nhưng tuyệt nhiên, chúng không thể cười những lúc tận cùng hạnh phúc.

Trong trẻo và vô ưu nhất là nụ cười ngây thơ của con trẻ. Những nụ cười chưa nhuốm bận bụi trần. Mê đắm là nụ cười của những cô gái mới lớn. Một chút thẹn thùng. Một chút e ấp thực hư với đôi má hồng và mái tóc vờn tỏa. Nhưng thương nhất là nụ cười bỏm bẻm nhai trầu của mẹ, giãn ra giữa những khóe hằn chân chim in vết thời gian. Nụ cười ấy sao mà độ lượng, bao dung đến thế. Cái độ lượng khi con người đã đi qua và như thể đã hóa giải được hết thảy những trần ai của cuộc đời.

 

 

Những buổi chiều mưa ở Huế, ghé vào ngôi nhà tĩnh lặng với những bức tượng và vài cây liễu rũ trên đường Phan Bội Châu, lại lạc bước vào những nụ cười trong tranh của cố điêu khăc gia Điềm Phùng Thị những năm bà sinh sống và thành danh trên đất Pháp. Trên gác hai, nơi chiếc bàn thờ bình dị có bình huệ trắng là di ảnh của bà, với nụ cười thoáng một chút hài hòa của người Pháp, một chút thâm trầm sâu thẳm của người Huế.

 

Nhiều du khách đến Việt Nam nói rằng, điều họ thích nhất ở người Việt là nụ cười. Nụ cười thân thiện, đằm thắm, cởi mở. Nụ cười của một dân tộc đã từng lấp lánh trên những chiến hào tàn khốc trong cuộc trường chinh cứu nước. Đã từng lấp lóa cùng những giọt mồ hôi trên những cánh đồng chiêm trũng. Nụ cười của một dân tộc đã kiên cường băng qua những thử thách hà khắc của lịch sử và khi cần, cũng biết khép lại quá khứ đau thương để đi về phía trước.

 

Nhưng cuộc đời này, hình như không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận được nụ cười. Ra đường, trước một va quẹt ngoài ý muốn, thay vì mỉm cười vị tha, người ta lại dễ dàng nổi nóng, cáu bẳn. Thậm chí, sự gây hấn từ những chuyện nhỏ nhặt như thế khủng khiếp hơn, có khi còn dẫn đến án mạng. Vào bệnh viện, trước những cơn đau và nỗi lo, chỉ mong ngóng bác sĩ có một nụ cười để giải tỏa, nhẹ nhõm. Đến lớp học đón con, chỉ mong sao cô giáo mỉm cười một cái để yên tâm con mình không làm gì quấy quả, phiền lòng cô giáo. Ra chợ, không phải lúc nào cũng gặp được nụ cười cởi mở của người bán hàng… Có vẻ như cuộc sống càng đầy đủ, càng tiện lợi, con người ta càng tiết kiệm, càng bỏ rơi nụ cười, dù đó là món quà vô giá, không mất tiền mua mà không phải vô duyên, vô cớ, thượng đế đã dành riêng ban tặng cho con người.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa sâu rộng về hình ảnh người thẩm phán trong xã hội

Chiều 20/5, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh phối hợp với Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật tỉnh tổ chức gặp gỡ các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ thuộc hội viên Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế để thông tin cuộc thi sáng tác ca khúc về TAND hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống TAND (13/9/1945 - 13/9/2025).

Lan tỏa sâu rộng về hình ảnh người thẩm phán trong xã hội
Kỷ niệm 8 năm Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận Di sản Tư liệu thế giới

Cách đây 8 năm, ngày 19/5/2016, Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” (1802 - 1945) được Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) thuộc Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. ​

Kỷ niệm 8 năm Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận Di sản Tư liệu thế giới
Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng đại diện một số sở, ban ngành và người dân, du khách đã tham gia lễ rước hoa sen và dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế) sáng 19/5.

Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ
Chùa trên núi

Ngôi chùa nằm cheo leo trên một ngọn núi. Đường lên chùa ngoằn ngoèo, khúc khuỷu bám theo sườn núi nên chẳng mấy người lên chùa, thành ra chùa vắng vẻ quanh năm. Nếu như không có người dẫn lối hoặc nhắc tới thì hẳn chẳng ai biết trên núi này còn có một ngôi chùa. Vào những buổi sương mù, ngọn núi chìm trong một vùng mịt mờ trắng đục. Nhìn từ xa, ngọn núi mờ ảo, chỉ khi nắng lên, sương tan, đỉnh núi mới hiện rõ và xung quanh vẫn còn phủ vài đám mây trắng, khiến cảnh vật đẹp một cách lạ kỳ. Vậy nhưng, ngôi chùa vẫn khuất trong dáng núi, nằm khiêm nhường dưới những tán cây cổ thụ um tùm, chỉ tiếng chuông chùa là vang vọng lan xa, rồi tan dần vào gió, vào mây, vào nắng, vào tháng năm.

Chùa trên núi
Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ

Ngoài những di tích, những di sản văn hóa phi vật thể mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là tình yêu thương bao la của Người dành cho Nhân dân Thừa Thiên Huế, những hồi ức của Người với vùng đất Thừa Thiên Huế còn có tình cảm đặc biệt của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Người gồm hàng ngàn trang tư liệu viết và những câu chuyện kể. Đó là lòng tôn kính, tình cảm của Nhân dân Thừa Thiên Huế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động thờ cúng trong mỗi gia đình sau khi Người qua đời.

Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác Hồ

TIN MỚI

Return to top