ClockChủ Nhật, 19/05/2024 16:19

Kỷ niệm 8 năm Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận Di sản Tư liệu thế giới

TTH.VN - Cách đây 8 năm, ngày 19/5/2016, Di sản “Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” (1802 - 1945) được Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) thuộc Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.​
 Các ô thơ văn viết tráng men pháp lam, đắp ngoã sành sứ trên kiến trúc cung đình được bảo tồn (Ảnh: Trung tâm BTDT)

“Thơ văn trên Kiến trúc Cung đình Huế” được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới đánh dấu di sản thứ 5 do triều Nguyễn để lại và là di sản thứ 7 trên vùng đất Cố đô ở các lĩnh vực: Di sản Văn hoá, Di sản Phi vật thể, Di sản tư liệu được các tổ chức thuộc UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Mới đây, Thừa Thiên Huế có di sản thứ 8 được công nhận Di sản Thế giới sau khi Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) đã được MOWCAP công nhận là Di sản Tư liệu thế giới vào ngày 8/5/2024 tại Ulan Bata, Mông Cổ.

 Thơ văn được khảm cẩn ngà voi và xương ở nội thất điện Long An (Ảnh: Trung tâm BTDT)

Hiện trên kiến trúc cung đình Huế còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ, 146 ô thơ văn viết tráng men pháp lam và 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Đây là những di sản tư liệu độc đáo, là những bản gốc, duy nhất hiện chỉ còn ở Việt Nam và có giá trị nổi bật toàn cầu.

Các chuyên gia từng nhận xét: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí kiến trúc cung đình, chưa thấy xuất hiện ở những nơi khác trên thế giới. Hệ thống di sản thơ văn này thật sự là một bảo tàng sống động, độc đáo, riêng có về văn chương thời Nguyễn. Nó chuyển tải những thông điệp lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc một giai đoạn trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Đó là những tác phẩm nghệ thuật vô giá, một kho tàng sử liệu đồ sộ, một di sản hàm chứa nhiều giá trị quý báu cần được đặc biệt chú ý bảo tồn.

Đến nay, hệ thống vẫn được bảo tồn rất tốt, trừ các tác phẩm đã bị mất mát do công trình bị tiêu hủy.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
"Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”

Hướng tới ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại” vào ngày 17/11 tại Toà nhà triển lãm, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

Châu bản triều Nguyễn – Ký ức một triều đại”
Gìn giữ thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Với những giá trị độc đáo và quý hiếm, năm 2016, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận di sản tư liệu thế giới – khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ đó đến nay, di sản này luôn được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chăm chút giữ gìn, phát huy giá trị.

Gìn giữ thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
DI SẢN TƯ LIỆU “THƠ VĂN TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ”:
Vinh danh và bảo tồn bền vững cho mai sau

Sáng nay (11/6), ngay sau lễ công bố Di sản tư liệu “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu này. Đây là một trong những nỗ lực của Thừa Thiên Huế nhằm định hướng chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Vinh danh và bảo tồn bền vững cho mai sau

TIN MỚI

Return to top