ClockThứ Năm, 13/10/2011 16:35

“Tiềm năng phát triển tranh khắc gỗ có sẵn trong bản thân nó”

TTH - Trong trại sáng tác đồ họa Huế lần thứ I do các họa sĩ trẻ tổ chức tháng 9 vừa qua, họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương, giảng viên bộ môn Đồ họa, Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam đã trình bày những ứng dụng mới trong sáng tác nghệ thuật khắc gỗ như một cách mở rộng thực hành nghệ thuật đương đại. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh về nghệ thuật khắc gỗ đương đại.

Theo anh, tranh khắc gỗ mới có vai trò như thế nào trong đời sống mỹ thuật đương đại?

Ở nước ta đã hình thành một vài định kiến về tranh khắc gỗ. Nhiều ý kiến cho rằng, thể loại tranh in này đã cũ và hạn chế về kỹ thuật, chất liệu trong thực hành đã làm cho nó không thể đáp ứng được các nhu cầu sáng tạo nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, theo tôi, tranh khắc gỗ là một phương tiện có đầy đủ khả năng để thể hiện cảm thức và mỹ cảm đương đại. Công nghệ mới, chất liệu, kỹ thuật mới đã cho phép thay đổi quan niệm về hình thức, vai trò nghệ thuật của tranh khắc gỗ. Tranh khắc gỗ ngày nay được thực hiện trên khuôn khổ lớn, phong phú về mặt biểu hiện hiệu quả thị giác cho nên có thể truyền tải được các ý tưởng nội dung và tạo hình phức tạp. Trước đây, ngôn ngữ nghệ thuật của tranh khắc gỗ thường đơn giản, mộc mạc và mang tính trang trí; nay, xu hướng đó đang bị thách thức bởi cách thể hiện mới, đôi khi rất phá cách như dùng các vật dụng đời thường, không phải dao khắc chuyên dụng, như dao, kéo, đinh nhọn, giấy nhám để chế ván in.
 
 
Tranh khắc gỗ không còn nằm trong khung kính hay bộ sưu tập mà chiếm không gian rất rộng, có thể tham gia vào tác phẩm sắp đặt trong nhà hay ngoài trời. Tác phẩm khắc gỗ đương đại có thể chuyển tải không gian sâu hơn, tinh tế hơn, chuyển tải ý tưởng mạnh mẽ hơn thông qua các hình thức đó.
 

Cụm tác phẩm "Chợ quê" (khắc gỗ) của họa sĩ Nguyễn Khắc Quang - Hà Nội. Ảnh tranh: Nguyễn Thượng Hiển

 
Như vậy, tranh khắc gỗ đã thực sự lột xác, “trẻ hoá” so với nhận thức chung của mọi người. Nó đã đi từ mặt phẳng hai chiều thành tác phẩm ba chiều đa dạng, sinh động, có thể tương tác với công chúng. Điều này hoàn toàn khác biệt với thưởng thức tranh trong khung kính như trước đây.
 
 
Khắc gỗ mới đã đưa đến những cái nhìn mới trong tranh khắc. Theo anh, những triển vọng của thể loại tranh này trong đời sống mỹ thuật đương đại là gì?
 
 
Tranh khắc gỗ mới là một trong những phương tiện để mở rộng phạm vi, mở rộng hình thức thực hành nghệ thuật đương đại. Tiềm năng phát triển tranh khắc gỗ có sẵn trong bản thân nó và luôn đáp ứng các nhu cầu sáng tạo nghệ thuật phù hợp thời đại. Nhưng tiềm năng đó có được đánh giá đúng hay không và được phát huy như thế nào lại là chuyện khác. Điều này phụ thuộc vào nhận thức, quan niệm và hành động của họa sĩ.
 
 
Là một thể loại tranh khắc gỗ, theo anh, tranh làng Sình có cần ứng dụng kỹ thuật khắc gỗ mới không? Nếu cần thì phải làm gì và làm như thế nào?
 
 
Tranh làng Sình là di sản văn hóa truyền thống. Di sản cổ truyền luôn giữ trong mình những giá trị của một thời đại trong quá khứ, là dấu ấn của một đời sống đã qua. Cách để công chúng tiếp cận tranh làng Sình tốt nhất là giáo dục, phổ biến cho họ những kỹ thuật, chất liệu làm nên nó từ bao đời nay để từ đó họ hiểu được và trân trọng quá khứ của cha ông mình. Hãy cứ để các nghệ nhân làng Sình ngày nay có điều kiện tiếp nối đúng những gì cha ông họ đã làm.
 
 
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!
 

Trang Hiền (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”

Chiều 17/7, Tạp chí Sông Hương và Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm tranh mang chủ đề “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè” tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (số 9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế). Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế tham dự.

Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”
Quảng Điền - miền cảm hứng sáng tạo

Về Quảng Điền, nghe trong gió văng vẳng câu hát người xưa: “Phá Tam Giang rộng lắm ai ơi!/Có ai về Sịa với tôi thì về/Đất Sịa có lịch có lề/Có sông tắm mát, có nghề làm ăn”...

Quảng Điền - miền cảm hứng sáng tạo
Dạo chơi vườn ngũ sắc

Hưởng ứng Festival Huế 2024, ngày 8/6 tới đây, các họa sĩ Huế và yêu Huế sẽ về miệt vườn Kim Long hoa trái để trưng bày tranh với chủ đề “Dạo chơi vườn Huế”. Cuộc dạo chơi sẽ được bài trí bởi 39 bức tranh của 7 tác giả, là những bước chân qua những góc vườn ngũ sắc, với những câu chuyện xao động sắc màu của nắng gió vườn xanh, những tự tình hàn huyên của lá và hoa trong những góc vườn Huế vừa tĩnh lặng vừa sôi động…

Dạo chơi vườn ngũ sắc
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Return to top