ClockChủ Nhật, 19/10/2014 16:34

Dịu dàng và mạnh mẽ

TTH.VN - Mềm mại, dịu dàng nhưng không kém phần mạnh mẽ là cảm nhận của những người yêu mỹ thuật khi thưởng lãm phòng tranh, ảnh của các nữ nghệ sĩ được trưng bày tại 26 Lê Lợi trong dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.

Tác phẩm mỹ thuật "Thanh xuân" - Phạm Thị Tuyết

Phòng tranh trưng bày 17 tác phẩm mỹ thuật của 5 nữ họa sĩ tiêu biểu của Thừa Thiên Huế: Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai, Phạm Thị Tuyết, Tô Trần Bích Thúy, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Hải Hòa. Đây là những tên tuổi đã đạt được đỉnh cao nhất định trong sự nghiệp sáng tác, qua những tác phẩm đã được khẳng định trong lòng công chúng.

Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cũng cho rằng: “Cảm xúc đầu tiên của tôi là rung động với phòng tranh này, đặc biệt là mảng mỹ thuật. Thông thường, khi nhìn vào bút pháp, nội dung thể hiện của một tác phẩm, người xem cũng đoán được tác giả là nam hay nữ. Nhưng, khả năng diễn tả cảm xúc thẩm mỹ của các họa sĩ này khiến chúng ta rất khó đoán được giới tính nếu không biết tác giả là ai. Ẩn đằng sau ngoại hình dịu dàng là thế giới tâm hồn dữ dội, mạnh mẽ”.
Là một trong những thế hệ nữ họa sĩ thành danh sớm, họa sĩ Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai mang đến triển lãm những tác phẩm ưng ý để giới thiệu với công chúng, như: Đại dương huyền diệu, Hoa đăng trên sông Hương, Trăng rừng… Nhìn vóc dáng nhỏ nhắn, đằm thắm của nữ họa sĩ, có lẽ ít ai nghĩ thế giới nội tâm trong tranh của cô lại dữ dội đến vậy. Ví như Trăng rừng (chất liệu sơn dầu) – một tác phẩm trừu tượng – thể hiện sự trăn trở, suy tư trong nhịp điệu của màu, của đường nét. Những nét vẽ này xuất phát từ một tâm hồn khát khao sáng tạo bị dồn nén và mong muốn được giải tỏa, bày tỏ cảm xúc.
Không gian triển lãm còn có sự góp mặt của 29 tác phẩm ảnh nghệ thuật của 3 nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh: Tôn Nữ Thị Hà, Nguyễn Phúc Xuân Lê, Thái Thị Hoa Nghiêm. Dù là phận chân yếu tay mềm nhưng những nữ nhiếp ảnh này vẫn không ngại nghề “đi rong”. Họ bất chấp nắng mưa “thân gái dặm trường” ghi dấu chân mình trên khắp mọi nẻo đường đất nước để lưu lại những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống. Chính niềm đam mê mãnh liệt khiến các “tay máy” nữ luôn có sức lực và niềm tin để dấn bước vào thế giới nghệ thuật ánh sáng.
Trang Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

TIN MỚI

Return to top