ClockThứ Bảy, 01/04/2023 17:02

“Đồng vọng” Huế xưa

TTH - Sau triển lãm “Thời gian” vào năm 2020, họa sĩ Lê Văn Nhường tiếp tục ra mắt công chúng triển lãm “Đồng vọng” tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Vẫn chất Huế đậm nét và sâu lắng trong từng tác phẩm, ẩn hiện trong đó còn là tình yêu, niềm tự hào của họa sĩ khi lưu giữ vẻ đẹp của di sản quê hương.

Họa sĩ Lê Văn Nhường kể chuyện về di sản văn hóa Huế qua tranhChất Huế trong tranh Lê Văn NhườngGiới thiệu 46 bức tranh của họa sĩ Lê Văn Nhường

leftcenterrightdel
 Tác phẩm “Vườn xưa Tôn Nữ 1”

Diễn ra từ ngày 23/3 đến 2/4, triển lãm “Đồng vọng” giới thiệu đến người xem 18 tác phẩm được họa sĩ Lê Văn Nhường sáng tác từ năm 2020 đến 2022. Các tác phẩm được vẽ bằng sơn dầu, vốn là chất liệu gắn bó với anh từ thuở học ở trường mỹ thuật.

Với triển lãm này, người xem có thể cảm nhận một Lê Văn Nhường rất Huế và tinh tế trong từng nét cọ. Mỗi bức tranh là một phong cảnh của Huế: khu vườn xưa, hình ảnh nàng Tôn Nữ, cảnh cửa vào di tích, ánh trăng soi chiếu ở lăng tẩm… Tất cả đều được tác giả tái hiện sinh động trong hội họa, giúp người xem có thể cảm nhận nét đẹp hoài cổ của văn hóa di sản.

Trong những seri tranh “Đồng vọng”, “Trăng”, “Dấu tích”, những hình ảnh quen thuộc: cổng lăng, cửu đỉnh, con ngựa đá, con nghê, voi, vân rồng… ở các lăng tẩm, một góc mái cung điện, những hoa văn, họa tiết, pháp lam được họa sĩ Lê Văn Nhường thể hiện trung thực và tỉ mỉ, công phu từng chi tiết. Không gian gần như được đơn giản hơn, gần gũi với người xem.

leftcenterrightdel
 Tác phẩm “Đồng vọng 5” 

Qua những tác phẩm này, di sản văn hóa Huế hiện lên đẹp, sang trọng và tinh tế. Không chỉ tôn vinh tay nghề trong nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc của người xưa, mỗi bức tranh là cách họa sĩ lưu giữ vẻ đẹp của di sản. Chất Huế còn được tác giả thể hiện qua những đường nét mềm mại, những gam màu nhẹ nhàng, đầy hoài niệm. Đằng sau mỗi tác phẩm là một câu chuyện về văn hóa di sản.

Với hai bức tranh mang tên “Dấu tích”, họa sĩ Lê Văn Nhường đề cập sự tác động của thời gian, chiến tranh và con người in dấu lên di tích. Những vết đạn, sự sai lệch trong quá trình trùng tu trước đây, vấn nạn vẽ bậy lên di tích được họa sĩ thể hiện trung thực từ hình ảnh thật.

Điểm nhấn độc đáo là trong những bức tranh “Đồng vọng” vẽ tượng ở các lăng, họa sĩ Lê Văn Nhường đều đưa vào tranh hình ảnh của con bò, con mèo, con gà rừng, con tắc kè hay con chim sẻ như một sự cộng hưởng sinh động. Một không gian yên bình trong di tích, hình ảnh xưa cũ vẫn gắn với cuộc sống hiện đại là điều người xem có thể cảm nhận được, hoặc có thể liên tưởng, ngẫm nghĩ những ngụ ý đằng sau đó.

leftcenterrightdel

Tác phẩm “Dấu tích 3”

Ở chùm tranh “Vườn xưa Tôn Nữ”, khu vườn xưa hồn hậu quen thuộc của Huế được miêu tả tỉ mỉ qua bức bình phong, hoa lá quen thuộc trong vườn và cả hình ảnh nàng Tôn Nữ, gợi nhớ hình ảnh ngôi nhà Huế xưa với nề nếp gia phong.

Luôn tâm niệm tranh phải đẹp, mỗi tác phẩm đều được họa sĩ Lê Văn Nhường chăm chút tỉ mỉ. Những hình ảnh được đưa vào tranh đều được anh quan sát rất kỹ, sờ, chạm và sống cùng với nó để nuôi dưỡng cảm xúc. Anh còn nghiên cứu rất kỹ để vẽ gần như chính xác bởi theo anh, người xưa đã làm quá đẹp, vẽ thật mới thể hiện được cái đẹp của di sản. 

Với “Đồng vọng”, họa sĩ Lê Văn Nhường lưu giữ những giá trị di sản của vùng đất Cố đô, như một nhịp chậm để nhìn về Huế hôm qua, hôm nay và ngày mai. Mỗi tác phẩm được sáng tác chứa đựng sự đam mê, những cảm xúc lắng đọng, những trải nghiệm, cống hiến của chính tác giả. Đó cũng là minh chứng sinh động cho tình yêu đặc biệt với Huế.

leftcenterrightdel
Tác phẩm “Trăng 6” 

Họa sĩ Lê Văn Nhường chia sẻ, “Đồng vọng” là âm thanh xưa cũ vọng về hoặc cùng hướng về. Theo thời gian, những di sản này sẽ thay đổi, người con gái Huế cũng đang thay đổi. Tôi không phê phán sự thay đổi này vì đây là điều tất yếu. Qua hội họa, tôi muốn lưu giữ lại di sản và nét đằm thắm, dịu dàng, trầm tư mà kiêu sa, quý phái của Huế xưa.

Họa sĩ Lê Văn Nhường được biết đến với phong cách trừu tượng, biểu hiện qua các tác phẩm: Phù sa, Thời gian của tôi, Kết nối, Hội tụ, Mưa, Nắng gió Trường Sa và nhiều tác phẩm khác tham gia các triển lãm trong nước và quốc tế. Khác với trước đây, lần này, họa sĩ chọn phong cách tả thực nhằm diễn tả chân thật những hình ảnh, hình tượng xưa cũ của Huế. Thế nên, với phòng tranh này, người xem dễ đồng cảm và cảm nhận Huế theo cách của mình.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tính nữ trong tranh Đặng Thị Thu An

Họa sĩ Đặng Thị Thu An là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ họa sĩ 8X đầy triển vọng của xứ Huế. Với những tác phẩm mang đậm nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, đặc biệt khắc họa hình tượng người phụ nữ, tà áo dài, chị đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng trong nền hội họa đương đại Việt Nam.

Tính nữ trong tranh Đặng Thị Thu An
Đưa tác phẩm về Bác Hồ triển lãm ở TP. Hồ Chí Minh

Đại diện Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế ngày 12/10 cho biết, đơn vị đã đưa các tác phẩm hội họa, điêu khắc vào TP. Hồ Chí Minh và phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh để triển lãm, giới thiệu đến công chúng.

Đưa tác phẩm về Bác Hồ triển lãm ở TP Hồ Chí Minh
Bế mạc Techfest vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

Sau 2 ngày diễn ra, chiều 13/9, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Sở KH&CN tổ chức lễ bế mạc "Triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo và sản phẩm chủ lực vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung" và Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2024.

Bế mạc Techfest vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
HueWACO tham dự ngày hội khởi nghiệp sáng tạo

Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) tham gia triển lãm khởi nghiệp sáng tạo dựa trên các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã đạt giải cao của công ty.

HueWACO tham dự ngày hội khởi nghiệp sáng tạo
Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

Ngày 12/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức khai mạc triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST), sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo (KNST), sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest
Return to top