ClockChủ Nhật, 02/12/2018 09:58

Nhà lưu niệm hành trình kết nối

TTH - 28 tỷ đồng là tổng mức đầu tư dự kiến dành cho dự án khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu ngay tại quê hương của ông, làng Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí MinhNhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu

28 tỷ đồng là tổng mức đầu tư dự kiến dành cho dự án khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu ngay tại quê hương của ông, làng Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Không chỉ là một lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tố Hữu còn là nhà thơ cách mạng hàng đầu của đất nước, vậy nên một trong nét đặc sắc của khu nhà lưu niệm là sẽ có 3 chòi thơ với diện tích khoảng 66m2.

Nhà văn Nguyễn Quang Hà kể, cách nay hơn 4 năm, một lần về Quảng Điền, sau khi thăm nhà lưu niệm Nguyễn Chí Thanh, ông được dẫn tới thăm nhà Tố Hữu. Trong thâm tâm của ông, chính quyền đã làm xong nhà lưu niệm Nguyễn Chí Thanh thì chắc nhà lưu niệm Tố Hữu cũng hoành tráng như thế. Song không, vẫn chỉ là ngôi nhà ngói ba gian lụp sụp ngày xưa cha mẹ ông ở. Ngoài ra chưa có gì thêm. Trên bàn thờ ngôi nhà ba gian ấy có ảnh thờ ông bà thân sinh ra nhà thơ và ảnh nhà thơ đặt bên cạnh đó. Nhà văn Nguyễn Quang Hà chia sẻ, ông cảm thấy “sao trong lòng mình bỗng trống trải bởi thiếu một cái gì đó đang ôm ấp trong lòng”.

Với dự án được triển khai, tôi nghĩ cảm giác về sự “trống trải” năm nào của nhà văn Nguyễn Quang Hà rồi đây sẽ không còn khi mà chính quyền địa phương đã không hề quên nhà thơ Tố Hữu. Thế nhưng, hãy khoan bàn về Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu sẽ ra đời ra sao, chỉ cần nghĩ đến vùng đất Quảng Thọ bên dòng sông Bồ với khoảng cách 1 km đã có đến 2 nhà lưu niệm đã thấy tự hào về một vùng đất văn vật. Nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thôn Niêm Phò đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Thừa Thiên Huế là một trong số ít địa phương có hệ thống nhà lưu niệm danh nhân hàng đầu quốc gia ít nơi có được. Ngoài nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu, còn có thể kể đến là nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ (Phú Vang), nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu ở làng Thanh Tiên (Phú Vang), nhà lưu niệm Đại tướng Lê Đức Anh ở Lộc An (Phú Lộc) hay Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở dốc Bến Ngự (thành phố Huế)...

Không chỉ là điểm đến trong các hành trình du lịch khám phá Huế, nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ là diễn ra các hoạt động dâng hương vào nhiều dịp lễ trọng cùng các hoạt động tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thuống cách mạng cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Anh và đồng chí Nguyễn Chí Diểu từ nhiều năm nay đã là những địa chỉ văn hóa, đón các du khách, học sinh và người dân địa phương đến tham quan, tìm hiểu.

Trở lại với công trình nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu. Hy vọng rồi đây, không chỉ Quảng Thọ hay Quảng Điền mà cả Thừa Thiên Huế nữa sẽ có thêm một địa chỉ văn hóa - du lịch. Nó sẽ là tiếng gọi thao thiết dành cho bao người, nhất là ai yêu mến tác giả “Quê mẹ”, khát khao muốn tìm hiểu xem đặc sản, như “chột nưa” đã góp phần làm nên bài thơ nổi tiếng “Con cá chột nưa” nó ra răng… Và rồi, tiếp theo một hành trình khám phá Thừa Thiên Huế bằng sự kết nối các nhà lưu niệm nơi đây.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Kết nối và sẻ chia

“Chúng tôi luôn cố gắng lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đoàn viên và người lao động". Bà Hồ Thị Đoan Trang, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế cho biết.

Kết nối và sẻ chia
Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

Kiệu Hương Chữ (TX. Hương Trà) từ lâu nổi tiếng là giống kiệu củ nhỏ, giòn, cay, thơm nồng nhưng không hăng rất đặc trưng mà các vùng khác không có được. Dẫu vậy, với nhiều yếu tố, giống kiệu quý đang gần như biến mất trên vùng đất này.

Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu
Return to top