ClockThứ Năm, 02/04/2020 13:45

Phát huy giá trị di sản về Bác Hồ ở Huế

TTH - Hệ thống di tích gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế là di sản quý nhưng vẫn chưa phát huy giá trị tương xứng với tầm vóc. Việc lập hồ sơ đề nghị công nhận cụm di tích này là di tích cấp quốc gia đặc biệt là cơ hội để phát huy giá trị.

Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” ở Đồn Biên phòng Nhâm“Họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và nhân chứng”

Triển lãm “Họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế - lịch sử và nhân chứng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Những dấu ấn sâu đậm

Giữa con phố sầm uất, ngôi nhà rường ba gian mái ngói ở đường Mai Thúc Loan, TP. Huế là nơi gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở khi lần đầu đến Huế. Bước chân vào nhà, những vật dụng từ chiếc giá sách của ông Đồ Sắc, chiếc xa quay, khung cửi, bàn têm trầu của bà Hoàng Thị Loan, cho đến chiếc đĩa đèn dầu, nồi niêu, bát, dĩa... như gợi nhớ những năm tháng cơ hàn, đạm bạc của gia đình Bác những năm đầu thế kỷ XX. Kỷ niệm những năm tháng tuổi thơ của Người ở Huế là nỗi đau mất mẹ, là tiếng khóc của em thơ khát sữa, là nơi đã hun đúc ý chí, khát vọng về độc tập tự do cho dân tộc. Trong tim Người, Huế không chỉ là một phần miền Nam yêu quý mà còn là quê hương, tuổi thơ.

Cùng với nhà lưu niệm Bác Hồ ở Mai Thúc Loan, đình làng, nhà lưu niệm ở Dương Nỗ, Trường Quốc Học… trở thành hệ thống di tích lưu dấu ấn đặc biệt về Bác tại Thừa Thiên Huế. Đây là những di sản vật chất và tinh thần to lớn mà Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên Huế vinh dự có trách nhiệm giữ gìn, phát huy. Thời gian qua, hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành địa chỉ đỏ tham quan, học tập, giáo dục chính trị tư tưởng cho Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của di tích, nhất là trong du lịch chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa trở thành điểm dừng chân quen thuộc trong hành trình của khách khi đến Huế.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng: “Chúng ta có di sản giá trị liên quan đến Bác Hồ nhưng chưa phát huy được tầm vóc. Công tác đầu tư và phát huy giá trị chưa thu hút. Du khách chưa biết nhiều Thừa Thiên Huế là nơi gắn liền với thời thơ ấu Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới”.

Lập hồ sơ di tích cấp quốc gia đặc biệt

Trong dịp kỷ niệm 74 năm Quốc khánh 2/9/2019 và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã đến thăm, dâng hương tại di tích nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan. Ghi vào sổ lưu niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Đoàn của Trung ương và Chính phủ vô cùng cảm động được nghe lại cuộc sống của gia đình Bác Hồ và bản thân Bác tại ngôi nhà nhỏ bé và vĩ đại này – nơi chắc chắn rằng góp phần hình thành nhân cách của Bác về cuộc sống lầm than của dân tộc ta và ý chí của một gia đình trong sạch, một lòng vì giải phóng ách đô hộ của thực dân phong kiến”.

Đánh giá cao tầm quan trọng của hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dặn dò cán bộ, nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh cần giữ gìn, phát huy di sản, biến nơi đây trở thành một địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Cũng từ sự kiện này, Sở Văn hóa và Thể thao định hướng sẽ xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh là di tích cấp quốc gia đặc biệt, đồng thời hướng đến việc nâng tầm, phát huy giá trị của cụm di tích này. Đây cũng là việc làm cần thiết, trách nhiệm của ngành văn hóa đối với việc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế. Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đã tiến hành các bước ban đầu, chuẩn bị cho việc lập hồ sơ công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Theo bà Lê Thùy Chi, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, để phát huy tốt cụm di tích của Bác, hấp dẫn khách tham quan, cần

nghiên cứu, đầu tư để trùng tu, tôn tạo toàn bộ hệ thống di tích. Hiện nay, nguồn kinh phí dành cho việc trùng tu còn rất khó khăn, nhỏ giọt, trong khi vật liệu bằng tranh tre nhanh xuống cấp.

Ngoài việc trùng tu, tôn tạo về cơ sở vật chất, không gian văn hóa của di tích cũng cần được đầu tư mở rộng. Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đề xuất: “Nếu có điều kiện, cần mở rộng không gian văn hóa di tích Mai Thúc Loan và Dương Nỗ theo bối cảnh thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, tổ chức nhiều hoạt động phụ trợ, trưng bày… để trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, tạo vành đai bảo vệ di tích. Tất nhiên, mong muốn này cần có sự đầu tư lớn về kinh phí”.

Trước mắt, Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ hướng đến việc xây dựng hệ thống nhận diện di sản Bác Hồ ở Huế qua logo; xây dựng đề án phát huy giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh để phát triển du lịch, trong đó chú trọng trùng tu, tôn tạo các di tích, xây dựng tour tuyến tham quan di tích gắn liền với các điểm du lịch cộng đồng, tổ chức các hội thảo xúc tiến, khảo sát du lịch để các hãng lữ hành cùng tham gia. Với di tích Dương Nỗ, bảo tàng đề xuất cần có điểm đỗ xe để khách có thể đi bộ ngắm cảnh dọc bờ sông Phổ Lợi, tham quan đình làng và di tích.

“Cùng với việc nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và người dân địa phương trong việc bảo vệ, tạo cảnh quan cho di tích, bảo tồn, phát huy di sản, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cần đầu tư về con người với những cán bộ thực sự say mê tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cách mạng Việt Nam; tổ chức sưu tầm các tư liệu, hiện vật liên quan phong phú hơn; thay đổi hệ thống thuyết minh, giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền, từ đó khai thác, phát huy giá trị di sản tiêu tiểu về Bác Hồ một cách tương xứng”, TS. Phan Thanh Hải nhấn mạnh.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Return to top