ClockThứ Sáu, 17/05/2019 11:12

“Họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và nhân chứng”

TTH.VN - Đây là chủ đề triển lãm vừa được khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vào sáng 17/5, nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày đồng bào dân tộc miền Tây Thừa Thiên Huế mang họ Hồ (1969-2019).

Hai nhân vật đặc biệt dưới chân đồi A BiaNhớ Bác qua những kỷ vậtChủ tịch Hồ Chí Minh với những người bạn Châu ÂuTriển lãm 28 tác phẩm mỹ thuật chủ đề “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh”Chân dung bác Hồ từ góc nhìn nghệ sĩTriển lãm 40 tác phẩm mỹ thuật về Bác Hồ

Lãnh đạo tỉnh tham quan triển lãm

Đến dự triển lãm có các ông: Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Nam Tiến, UVTVTU, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh.

Với hơn 250 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, triển lãm tập trung vào ba nội dung chính: Các dân tộc ở miền Tây Thừa Thiên Huế, họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và nhân chứng, trên quê hương những người mang họ Bác Hồ.

Hiện vật trưng bày tại triển lãm hầu hết là hiện vật gốc, được Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế dày công sưu tầm và những nhân chứng lịch sử ở Nam Đông, A Lưới trao tặng cho bảo tàng trong hơn 20 năm qua. Mỗi hiện vật đều chứa đựng những câu chuyện xúc động về tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào cũng như tình cảm của đồng bào các dân tộc với Bác Hồ, trong đó có nhiều hiện vật gốc do Bác Hồ tặng cho những người con kiên trung là đồng bào dân tộc đã được gặp Bác.

Qua đó, triển lãm giới thiệu đến công chúng câu chuyện lịch sử đặc biệt: đồng bào các dân tộc miền Tây Thừa Thiên Huế đã tự nguyện đổi họ riêng của mình thành họ Hồ nhằm khắc ghi những tình cảm thiêng liêng của đồng bào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một số hình ảnh tại triển lãm do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Triển lãm giới thiệu những thông tin cảm động về xuất xứ họ Hồ của đồng bào miền núi

Em Hồ Thá Hà Mô Tô - học sinh đến từ A Lưới tìm hiểu về gốc tích họ Hồ mình đang mang

Một số nhạc cụ truyền thống, đồ dùng phục vụ đời sống của đồng bào các dân tộc

Muối cụ Hồ, áo cụ Hồ, cuốc, rựa cụ Hồ

Huy hiệu Bác Hồ do chính tay Người gắn lên ngực ông Hồ Văn Thái (Cu Dầu), người Pa Cô ở xã Hồng Quảng, A Lưới khi ông ra thăm miền Bắc được gặp Bác Hồ tháng 10/1958

Soong gô là kỷ vật của Bác Hồ tặng ông Hồ Văn Lai (Quỳnh Lai), một cán bộ dân tộc Cơ Tu ở xã Hương Hữu, Nam Đông, khi ông cùng những già làng trưởng bản ra thăm miền Bắc được gặp Bác Hồ năm 1959

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với anh hùng Hồ Thị Kan Lịch (nữ anh hùng đầu tiên của người Pa Cô) tại Phủ Chủ tịch. Ảnh chụp từ triển lãm

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử

Đó là chủ đề của triển lãm được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, khai mạc sáng 29/11 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử
Return to top