ClockChủ Nhật, 12/05/2024 15:40

Siết chặt quản lý ca Huế

TTH - Cùng với việc đảm bảo đủ số lượng diễn viên, nhạc công, thời gian biểu diễn, thuyền rồng phục vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương phải lắp đặt camera kết nối với cơ quan quản lý. Việc này không chỉ chấn chỉnh mà còn lấy lại giá trị cho ca Huế cũng như thương hiệu văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô.

Một số chương trình Ca Huế chưa đảm bảo thời lượng

 Các nghệ sĩ biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Ảnh: Đăng Tuyên

Thuyền phục vụ ca Huế lắp 2 - 3 camera

Mới đây UBND tỉnh đã ban hành quy chế quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn ca Huế trên địa bàn tỉnh một cách bài bản, chặt chẽ. Quy định này tập trung vào chương trình ca Huế thính phòng và ca Huế trên sông Hương.

Đối với ca Huế thính phòng phải đảm bảo có ít nhất 8 diễn viên, nhạc công và có ít nhất 4 trong 5 loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu. Ngoài ra có thể có nhạc cụ khác như sáo, phách và các loại nhạc cụ phù hợp với chương trình biểu diễn. Thời lượng biểu diễn tối thiểu 50 phút, không tính phần dịch ra tiếng nước ngoài.

Trong khi đó, với ca Huế trên sông Hương chương trình phải có ít nhất 7 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền đơn với lượng khách dưới 15 người và ít nhất 8 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền đôi với lượng khách 15 người trở lên. Cùng với đó có ít nhất 3 trong 4 loại nhạc cụ đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, ngoài ra có thể có nhạc cụ như đàn bầu, sáo, phách… và phải biểu diễn tối thiểu 50 phút.

Chương trình biểu diễn phải niêm yết tại các địa điểm bán vé kinh doanh dịch vụ tổ chức biểu diễn ca Huế, trên thuyền ca Huế và giới thiệu cho khách trong quá trình biểu diễn. Hoạt động biểu diễn từ 8 - 24h.

Các mặt hàng lưu niệm bày bán trên thuyền phải được bố trí khu vực riêng, niêm yết giá công khai. Phạm vi neo đậu thuyền trong quá trình biểu diễn ca Huế trên sông Hương được quy định đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Dã Viên, các thuyền neo đậu giữ khoảng cách tối thiểu 50 mét.

Đặc biệt, các thuyền tổ chức biểu diễn ca Huế phải lắp đặt từ 2 – 3 camera giám sát tại khu vực biểu diễn và có lượng lưu trữ dữ liệu tối thiểu 7 ngày, được kết nối với hệ thống thông tin của cơ quan quản lý Sở Văn hóa và Thể thao mà cụ thể là tổ liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế trên địa bàn tỉnh.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Theo quy chế mới này, Sở Du lịch được giao trách nhiệm định hướng xây dựng các sản phẩm du dịch gắn với dịch vụ ca Huế; quảng bá, giới thiệu về dịch vụ ca Huế đến các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế; lồng ghép chương trình nghệ thuật ca Huế vào các chương trình tập huấn cập nhập kiến thức văn hóa, lịch sử Thừa Thiên Huế cho các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Theo nhiều diễn viên ca Huế cũng như chủ thuyền rồng phục vụ biểu diễn ca Huế, quy chế này được đưa ra không chỉ chấn chỉnh, lấy lại hình ảnh cho loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Cố đô mà còn giúp các bên kinh doanh cạnh tranh một cách lành mạnh.

Bởi trước kia ca Huế trên sông Hương từng vấp phải tai tiếng khi xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến bố trí không đủ diễn viên, nhạc công, không đúng danh sách chấp thuận, nhiều chương trình bị cắt giờ, hạ giá, bớt tiền thù lao nhạc công…

“Tôi cho rằng quy chế này rất chặt chẽ. Nhưng việc giám sát, quản lý như thế nào mới là điều quan trọng. Cần thiết phải quản lý chất lượng thay vì số lượng và phải xử phạt nghiêm những thuyền phục vụ, những diễn viên vi phạm, có như thế mới giữ được thương hiệu ca Huế trên sông Hương”, ông Trần Tân – một chủ thuyền phục vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương nói như thế sau khi chính ông cũng góp ý vào quy chế.

Hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực này, theo ông Tân nguyên nhân dẫn đến tai tiếng cho ca Huế đó chính là việc cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trong nghề với nhau. Phần nữa đó là xử lý chưa nghiêm, chưa tới nơi tới chốn. Vì thế, điểm mới ở quy chế này là việc yêu cầu các thuyền lắp camera để cơ quan chức năng giám sát ông Tân cho là hợp lý và cần thiết.

Nói về việc yêu cầu các thuyền lắp camera, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao cho biết thêm, các cơ quan chức năng sẽ tạm thời đặt một phòng làm việc tại Văn phòng Bến thuyền du lịch để Tổ kiểm tra liên ngành sử dụng, bố trí các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để tiếp nhận thông tin từ các thuyền đang tham gia hoạt động ca Huế trên sông Hương. Từ đây, sẽ cắt cử lực lượng theo dõi giám sát hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương thông qua hệ thống camera giám sát.

“Với những hình thức kiểm tra, giám sát nêu trên, chắc chắn thời gian đến hoạt động biểu diễn ca Huế nói chung và ca Huế trên sông Hương nói riêng sẽ tiếp tục đi vào nền nếp, đúng quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật”, đại diện Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao cho biết.

Nhật Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô

Sáng 6/10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Sự kiện do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

TIN MỚI

Return to top