ClockChủ Nhật, 14/05/2023 13:45

Khung trời rực cháy

Phiêu bạt cùng “Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi”Khoảng trời bình yên trong “Ô cửa rêu xanh”

- Tại sao em thích hoàng hôn? Những lúc ở bên tôi, Lãm thường hỏi như thế.       

Tỉnh dậy sau cơn mơ dài, tôi không thấy Lãm nữa. Tôi thấy mình đang lạc giữa cánh đồng. Thời gian như quay ngược về chiều tiền sử. Trước mặt tôi là cái xóm nhỏ tiêu điều, những mái nhà nằm cách nhau, rải đều trên khắp cánh đồng lồng lộng gió. Ai đó đang gọi tôi, không phải Lãm. “Miên Di”. Tôi vùng bước đi theo tiếng gọi. Ngọn khói lam chiều lơ đễnh bay lên khỏi mái nhà xiêu vẹo dưới vòm trời đỏ ửng.

*

- Nếu gặp lại, em muốn hỏi Liêu một câu: vì sao hồi ấy Liêu bỏ Son để chọn em. Son tốt vậy mà?!

Tôi nói với Lãm, anh nhìn tôi hồi lâu, trông anh như một pho tượng. Rồi anh bất chợt hỏi lại:

- Sao em khờ vậy, Miên Di?

Tôi nhìn anh đăm chiêu, đoán biết tôi sẽ hỏi lại là tại sao, anh nói tiếp:

- Ai đời lại đi hỏi chồng mình vì sao không thương nhân tình cũ…

Tôi cười trừ. Chắc tôi khờ thiệt. Bởi tôi khờ nên tôi mới lấy tình thương của mình ban phát cho Son - người từng yêu Liêu đắm say và Liêu cũng yêu Son say đắm. Bởi tôi khờ nên nhiều lần tôi nói với Liêu cho Son về ở chung với mình, tôi sẵn sàng san sẻ anh cho Son, mái nhà tuy nhỏ nhưng đủ chỗ cho ba con người nương nhờ từ đây cho đến ngày tóc bạc.

leftcenterrightdel
 

Nhưng Liêu gạt ngang lời tôi. Trong một mối quan hệ hôn nhân làm gì có chỗ cho ba người - anh nói vậy. Chiều tôi ra cửa sau ngồi nhìn về phía cánh đồng xa xôi, có căn chòi lá nhỏ xíu được cất dựng kiểu tạm bợ, như đang bị thiêu đốt bởi hoàng hôn đỏ rực. Ở đó có Son.

Những lúc Liêu đi đâu đó, tôi thường ra chòi ngồi nói chuyện với Son. Nhìn cô đã già đi ít nhiều, nhan sắc thời Son mới từ thành phố về xóm này, khiến bao người mơ ước (trong đó có tôi), ít nhiều phai lợt. Son cứ ngồi đó, bần thần. Tự dưng tôi không biết mình phải nói gì với Son cả, chỉ cần nhìn khuôn mặt hốc hác của Son, nhìn mái tóc đã rụng đi nhiều vì những đêm thức trắng và da mặt sạm nắng do những trưa lội đồng mót lúa của Son, cổ họng tôi nghèn nghẹn. Tôi hỏi Son:

- Cấp rày cô thấy trong người thế nào? Có đau ốm gì không mà nhìn phờ phạc dữ vậy?

Son cười, để lộ nếp nhăn bên hai khóe miệng và đuôi mắt:

- Chắc trời nóng quá, em héo queo.

Có vẻ như Son đang bứt rứt, tôi biết Son muốn hỏi tôi tin tức về Liêu, nhưng ngại. Đàn bà với nhau, cùng yêu lấy một người đàn ông, tôi hiểu thấu lòng dạ của Son. Tôi kể vu vơ vài chuyện của Liêu, kiểu như cấp rày Liêu ho quá, tôi lấy rau cần dày lá giã nhuyễn vắt nước cho uống mà không hết, Liêu thường thức khuya, ngồi hút thuốc ngoài hiên chỗ hồi đó cô hay ngồi chải tóc rồi vò tóc rối vắt lên mái nhà, giờ vẫn còn… đại loại vậy. Nét lo lắng phảng phất trên gương mặt của Son. Tôi trấn an:

- Cô đừng có lo. Trong nhà có thuốc. Ổng ngủ không được tôi có nhổ rễ nhãn lồng sắc nước uống. Có tuổi rồi chứ trẻ tráng gì đâu!

Son nhìn ra ngoài sân. Nắng chiều đã tắt. Cánh đồng lại nhuộm đỏ như mọi khi. Biết Liêu sắp về, tôi từ giã. Trước khi bước ra khỏi nhà, Son có dúi vào tay tôi cái túi nilon, bên trong đựng vài ba thứ thuốc nam Son hái được, kêu tôi nấu cho Liêu uống. Tôi không từ chối.

*

- Sao anh lại bỏ Son?

Tôi lấy hết can đảm để hỏi Liêu. Anh nhìn tôi chầm chầm. Trong mắt anh là trăm ngàn cây gai nhọn hoắc. Tôi gục mặt xuống, nước mắt tôi ầng ậng tuôn. Liêu rời nhà đi. Đêm trăng sáng. Vầng trăng soi xuống cánh đồng, mặt sông, soi từng nếp nhà thấp thoáng ẩn hiện giữa vùng nông thôn hoang sơ. Bóng Liêu liêu xiêu đổ dài trên mặt đất rồi mất hút giữa rặng cây màu đen.

Trăng soi xuống đồng. Ngọn cỏ đẫm sương dưới trăng ánh lên muôn trùng giọt lân tinh rực rỡ. Tôi cứ băng băng đi, qua bãi đất mấp mô, qua con mương nước cạn, con cá rô quẫy mạnh vũng bùn. Con đường mòn không ai - ngoại trừ tôi - đã mở đến căn chòi của Son. Tôi khẽ gọi Son:

- Cô còn thức không?

- Chị! Em còn thức! Chị tìm em có gì không mà khuya khoắt vậy?

Cô nhấc cánh cửa nẹp bằng lá dừa nước xé dọc sang một bên để tôi bước vào, rồi đóng lại, sợ gió len vào cảm.

Không đợi Son hỏi tôi đến tìm cô để làm gì, tôi hỏi luôn, dù hơi bộc trực:

- Son, cô có thể cho tôi biết vì sao cô và Liêu không thể sống được với nhau, hay không?... Cô tốt và thương Liêu vậy mà!

Ngập ngừng khoảnh khắc. Son nhìn tôi. Mắt cô cũng đẫm nước. Từ hồi còn ở thành phố, Son đã là một cô gái điếm. Sau bao bận cặp kè những người đàn ông đã có vợ, Son bị phát hiện, những trận đánh ghen tơi bời khói lửa đã diễn ra khiến cô sang chấn tâm lý nặng nề. Đêm xuống, thân mình Son ê ẩm. Những vết bầm trên tay, chân, mặt cứ đau nhức, rã rời. Chỗ chân tóc Son cũng điếng nhức, như thể những sợi tóc sắp sửa tuột khỏi da đầu.

Son ngừng kể. Cô rót trà từ trong cái ấm đã sứt vòi ra, uống nhấp giọng.

- Rồi sao nữa, hả cô? - Tôi hỏi tiếp. Rồi lại thấy mình lại vô duyên. Chuyện của người ta mà mình đi hỏi tường tận, biết người ta có muốn cho mình nghe hay không.

Nhưng Son tiếp, hình như cô tin tưởng tôi lắm, Son kể cho tôi nghe như một kẻ đang thú tội với đời, với chính mình. Những câu chuyện mà bấy lâu nay Son không dám nhớ đến. Một quãng đời ô nhục mà Son không hề mong muốn.

- Rồi em bỏ nghề, lang bạt về xứ này để tạm quên đi vết nhơ mà sống tiếp. Em gặp Liêu. Rồi em với Liêu sống hạnh phúc với nhau. Cho đến khi Liêu biết quá khứ của em…

Son cầm tay tôi. Bàn tay Son mềm mại, những ngón tay thon thon nhưng móng tay đã cùn vì những lần lội đồng mót lúa. Bàn tay nhiều vết sẹo. Tôi nhìn sâu vào trong mắt Son.

Tôi nghe tiếng trái tim Son vỗ nhè nhẹ trong lồng ngực. Đều đều. Êm êm. Như tiếng một dòng sông tình rạt rào tuôn chảy trong tâm hồn của người phụ nữ phong trần, chịu nhiều thương tổn. Trời mùa hạ đổ mưa. Tiếng mưa rơi réo rắt ngoài mái nhà, làm lay động tàu lá chuối bên hè, mưa xiên dọc xiên ngang ngoài cánh đồng mờ mịt trong đêm tối…

*

- Em sẽ về lại thành phố!

Son nói với tôi. Tôi nhìn cô. Son nở nụ cười thật tươi. Tôi hỏi tiếp:

- Cô bỏ Liêu sao?

- Em không có bỏ Liêu. Em vẫn yêu Liêu. Nhưng em không thể sống mãi trên cánh đồng này, vùi chôn cuộc đời mình trong những tháng ngày ảm đạm. Chị ở lại với Liêu, em cầu mong cho chị và Liêu sẽ sống bên nhau trọn đời.

Tôi không nói gì thêm với Son cả. Nếu đó là lựa chọn tốt nhất đối với Son, tôi sẽ ủng hộ. Cứ dùng dằng như thế, không chỉ Liêu mà cả tôi và Son cũng sẽ mắc kẹt trong một mối tình không trọn vẹn…

Ba ngày sau khi Son đi, tôi cũng rời đi. Cái xóm này sẽ buồn thỉu buồn thiu như hồi Son chưa về, còn tôi cũng chưa chen chân vào cuộc tình mà lẽ ra không nên có mặt. Nhưng tôi biết rằng Liêu yêu tôi. Và Liêu cũng yêu Son.

*

Tôi và Lãm đến với nhau khi cả hai đều trải qua những đổ vỡ ban đầu trong tình yêu, trái tim nhiều vết nứt. Chúng tôi thông cảm, thấu hiểu và san sẻ cho nhau. Đôi lần Lãm nắm tay tôi, hỏi khẽ:

- Em có còn yêu Liêu nữa hay không?

Tôi không trả lời, cũng không tránh né. Tôi chỉ muốn gặp lại Liêu một lần nữa, trong khung trời lộng lẫy ấy, trong mùa hè năm ấy, để hỏi Liêu rằng: “Sao anh nỡ bỏ rơi Son? Son có tội tình gì đâu?”. Quá khứ - hãy để nó chìm sâu vào vũng bụi thời gian trắng xóa…

Bây giờ, tôi đang đi về phía căn nhà cũ, bên cánh đồng cũ, có Liêu. Dưới khung trời rực cháy của một buổi chiều mùa hạ nóng bức có ngọn gió bất chợt thổi ngang qua, tôi trông thấy Son và Liêu, họ đang ngồi bên nhau, giữa muôn trùng cỏ hoa, giữa cánh đồng còn sót lại mấy bụi lúa ma sắp sửa rụi tàn.

Tôi chợt khóc, chợt cười, chẳng hiểu vì sao. Mà khóc hay cười lúc này còn nghĩa lý gì đâu chứ? Tôi nhìn họ bằng đôi mắt tha thiết và trong tim thầm cầu chúc cho Son và Liêu sẽ sống bên nhau đến khi tóc bạc màu, như Son đã từng cầu chúc cho tôi…

Hoàng Khánh Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình
Tình yêu Hà Nội của một người Huế

Tôi cầm trên tay tập thơ Phở bia hơi và lời yêu Hà Nội của tác giả Nguyễn Duy Tờ trong những ngày lòng ngập tràn nhớ nhung Hà Nội - nỗi nhớ của một người Huế trót yêu vùng đất Hà thành và mùa thu chốn ấy.

Tình yêu Hà Nội của một người Huế
Hoàng hôn chợ làng

Nói đến ông già Chơn bán chiếu ở chợ Bà Sửu, người ta nhắc ngay tới con Cộc. Cộc là con chó bị người ta vứt ở đống rác phía sau chợ làng, ông Chơn nhặt về nuôi lúc nó mới vài ngày tuổi, còn chưa mở mắt. Nghe đâu tình cờ gặp bữa chiếu ế chẳng bán được chiếc nào, ông gánh đi quanh, rao khản cả tiếng cũng chẳng ai mua. Vừa mệt vừa rã hai cái cẳng, ông quảy cái gánh ra về.

Hoàng hôn chợ làng
Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
Return to top