ClockThứ Bảy, 25/02/2023 18:30

Phiêu bạt cùng “Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi”

TTH - Nhà văn Trần Băng Khuê sinh năm 1982, vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế đầu năm nay. Trần Băng Khuê viết nhiều thể loại như truyện ngắn, tùy bút, bút ký, tản văn… Ở mỗi thể loại, chị đều có những thành tựu đáng kể.

Đại tá - Đại sứ Hà Văn Lâu, chuyện chưa phải ai cũng biếtNhững giọt buồn chơi vơiBồng bềnh mắt núi

Bìa cuốn sách “Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi” 

Trước “Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi”, chị được bạn đọc biết đến với các tác phẩm như “Mưa rơi trên sông” (tập tùy bút, 2013), “Khói xuân vương tóc mẹ” (tập tản văn 2017), “Bức tường trong chai” (tập truyện ngắn, 2017). Năm 2015, chị từng nhận tặng thưởng Truyện ngắn hay của Tạp chí Sông Hương và gần nhất là giải nhì cuộc thi bút ký “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế” năm 2023, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức.

“Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi” do NXB Kim Đồng ấn hành, kể lại những trải nghiệm thú vị của Trần Băng Khuê tại thành phố Auckland - một thành phố lớn của đảo quốc New Zealand, khi chị đến đây theo diện đoàn tụ gia đình, nơi chồng chị đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Cuốn sách được viết dưới dạng du ký. Người đọc sẽ được tác giả dẫn dắt đến một xứ sở thần tiên tuyệt đẹp. Ở đó, thiên nhiên, con người, cuộc sống, nếp sinh hoạt của xứ Kiwi sẽ được hiện lên qua đôi mắt trong trẻo, đầy hiếu kỳ của tác giả.

Auckland là thành phố đa dạng về văn hóa, nơi được thống kê số lượng cừu nhiều hơn cả dân số. Thiên nhiên nơi đây vẫn còn đẫm chất hoang sơ nên cũng ẩn chứa vẻ đẹp kỳ bí, kích thích sự khám phá. Dường như mỗi ngọn đồi, đồng bãi; mỗi con đường, khu phố; từ hàng cây đến ngọn cỏ; một ngôi nhà, ô cửa đều khiến tác giả say mê tìm hiểu và ngắm nhìn không dứt.

Mỗi ngày chị xuống phố và không ngừng khám phá những điều mới lạ trên mảnh đất này. Đó là những con đường quen thuộc trong thành phố chị chậm rãi đi qua, những quán cà phê chị ghé lại giữa một ngày cuối tuần đầy nắng hay khi đêm về trong ánh đèn vàng mờ ảo. Với Băng Khuê, mỗi góc phố, mỗi quán quen ở xứ Kiwi, ngay cả mùi buồn buồn của phố đều mang đến cho chị cảm giác bình yên. Sự bình yên ấy qua những câu chữ lặng lẽ cứ âm thầm thấm vào tim người đọc. Dường như chị luôn khát khao ôm vào lòng bầu trời xanh mướt nơi đó, để rồi yên lặng, chậm rãi thẩm thấu trong an bình.

“Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi” được Trần Băng Khuê viết bằng giọng văn nhẹ nhàng êm dịu, có khi lại trầm tư chiêm nghiệm. Câu chữ đẹp bồng bềnh đầy chất thơ, nhưng lúc nào cũng man mác một giọng điệu thoang thoảng buồn. Bên cạnh sự háo hức khám phá vùng đất mới, người đọc cũng thấy được sự cô đơn, lạc lõng qua từng câu chữ, những hoài niệm về quá khứ, về quê hương. Nhìn mùa lá rụng ở xứ người mà lòng bâng khuâng nhớ về quê cũ. Đó là mùa lá me bay chốn quê nhà, tiếng chổi tre lẹt xẹt giữa đêm khuya cứ trăn trở trong những giấc mơ dài nơi xa xứ. Những tháng ngày phiêu bạt ở xứ người nhưng lòng luôn hướng về quê hương xứ sở. Lúc leo lên một ngọn đồi cao, khi lạc giữa những cánh rừng xanh mát, lúc lang thang trên những cánh đồng lộng gió, hay cả khi bắt gặp một cánh chim, một ngọn nắng, một nông trại đều khiến tác giả nhớ đến quê nhà. Và những điều đẹp đẽ nhất chị bắt gặp ở xứ sở này đôi khi chị lại ước ao được xuất hiện, được sẻ chia ở đâu đó trên quê hương mình.

“Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi” cũng khiến người đọc nhen nhóm ước mơ được một lần khoác ba lô lên vai và chu du qua những vùng đất lạ. Hay chí ít, chỉ đơn giản là được đi xa khỏi nơi mình sống, ra khỏi thành phố mình ở, được thưởng thức vẻ đẹp muôn dạng của đất trời, như tác giả chia sẻ: “Đi để được trải nghiệm những điều đẹp đẽ, được mở rộng lòng mình với thế giới, chia sẻ và đón nhận tình yêu thương vĩ đại của đất trời, hoa cỏ...”.

Bài, ảnh: Lê Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”

Trước “Nhận mặt thời gian”, NXB Thuận Hóa, 2023, Châu Thu Hà đã trình làng 2 tác phẩm “Khúc đêm” (2002) và “Nép về phía anh” (2014). Nữ thi sĩ chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi. Thơ tình của chị vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa “lặng lẽ”. Có điều, khoảng cách thời gian khá dài giữa 3 tập thơ tạo cho mỗi tập có những sắc thái tình cảm riêng. Tập đầu: rụt rè và e ấp; tập thứ hai: mãnh liệt và nồng cháy; tập thứ ba: nhẹ nhàng và sâu lắng.

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”
Return to top