ClockThứ Năm, 25/11/2010 16:26

Người tìm “lửa” cho sân khấu ca kịch Huế

TTH - Nghệ thuật là một khái niệm mà ở đó luôn có những điểm nhấn trầm, bổng dẫn đến sự thành công của người nghệ sĩ. Nhưng đôi lúc, đó cũng là sự đa đoan khi “trót mang nghiệp diễn vào thân”. Tuy vậy, suy cho cùng mỗi một con người khi đã dấn thân vào nghệ thuật thì ánh đèn sân khấu cũng là lẽ sống của cuộc đời với đầy đủ những khắc khoải, hạnh phúc, đau buồn...

NSƯT Ngọc Bình

Không nằm ngoài qui luật đó, Đạo diễn - NSƯT Ngọc Bình - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, một trong số ít các nghệ sĩ Việt Nam thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ trên sàn diễn sân khấu chuyên nghiệp, người cũng đã không ít lần hóa thân vào nhân vật để bóc tách cuộc đời mình với khán giả.

Ngọc Bình tâm sự, anh không quan tâm mình có phải là người đàn ông nổi tiếng trên mảnh đất cố đố Huế hay không, anh chỉ biết, mình đã hơn nửa đời người miệt mài đi tìm “lửa” để thổi hồn cho từng tuyến nhân vật của sân khấu Ca kịch Huế, loại hình nghệ thuật mà nhiều thế hệ trong gia đình anh đã trót đam mê.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, người dẫn dắt anh nối nghiệp không ai khác chính là mẹ anh, nghệ sĩ Kim Oanh và bố anh NSƯT Nguyễn Ngọc Yến. Đây là hai gương mặt nổi tiếng một thời ở Đoàn nghệ thuật Bình Trị Thiên cũ, có lẽ vì vậy mà cuộc đời đã dành sẵn cho anh một chỗ đứng dưới ánh đèn sân khấu như một định mệnh. Đến hôm nay, người đàn ông vừa đến tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” đã kịp dàn dựng, thổi hồn cho hơn 100 tác phẩm tham gia các hội diễn sân khấu toàn quốc.
Năm 1972, mới 14 tuổi Ngọc Bình được tuyển vào Đoàn nghệ thuật Trị Thiên Trung ương, dù chưa được đào tạo qua một trường chính quy nào nhưng với lối giảng dạy nghệ thuật truyền khẩu của cha mẹ và những nghệ sĩ cùng đoàn, cộng với năng khiếu bẩm sinh và sự chịu khó Ngọc Bình đã tiến bộ nhanh chóng. Năm 1973, anh chính thức có vai diễn đầu tiên (Châu Tuấn trong vở “Thoại Khanh Châu Tuấn”) và đã để lại ấn tượng tốt đẹp với khán giả nhờ vào tài năng diễn xuất giàu tính sáng tạo, tự tin và giọng hát trầm ấm.
Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất anh theo bố mẹ trở về Huế. Như một sự thử thách, năm 1978 anh mang ba lô lên đường làm nhiệm vụ của người trai trẻ, hai năm đi bộ đội khiến anh nhớ ánh đèn sân khấu da diết. Anh tâm sự, thời gian hai năm đã cho anh hiểu ra một điều, anh và sân khấu khó có thể tách làm hai được...
Năm 1989 sau khi ba tỉnh Bình Trị Thiên tách riêng, anh được lãnh đạo điều trở về lại Đoàn Nghệ thuật ca kịch Huế với cương vị Phó đoàn - phụ trách chuyên môn. Nhưng có lẽ để khẳng định vị trí của một đạo diễn sân khấu chuyên nghiệp chắc tay, Ngọc Bình đã theo học và tốt nghiệp Khoa đạo diễn Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 1995. Sau khi tốt nghiệp, anh được đề bạt làm trưởng đoàn và sau này, khi đoàn nghệ thuật Ca kịch Huế được nâng cấp thành nhà hát, anh được cử làm giám đốc, tất cả như một qui luật “có hậu” trong vòng xoay của tạo hóa.


Hình tượng Bác Hồ do NSƯT Ngọc Bình thể hiện trong vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ”

Làm diễn viên rồi làm đạo diễn, nhưng thật sự Ngọc Bình đã bắt đầu dàn dựng các vở diễn từ năm 1984 khi vẫn còn là diễn viên, và vở diễn đầu tay được anh dàn dựng có tên “Ngọn lửa tình yêu”. Anh nói, những ngày làm diễn viên đã cho anh nhiều vốn sống, chính vốn sống này đã được anh gắn cho từng nhân vật của các tác phẩm do anh làm đạo diễn.
Viết về Ngọc Bình là viết về những thành công của các vai diễn như: vai Đê - mi - lốp trong vở “Mảnh đất đời người”, Châu Tuấn trong vở “Thoại Khanh - Châu Tuấn”. Hay hai nhân vật đã đem đến cho anh hai huy chương vàng trong các kỳ tham gia hội diễn như: Vai T.Lừng trong vở “Người đẹp suối tiên” và vai Đức trong vở “Lời trăn trối’. Thân phận mỗi nhân vật đều có một số phận khác nhau, nhưng cái “tôi” của nhân vật thì không lẫn vào đâu được. Đặc biệt, năm 2000, nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngọc Bình thể hiện hình tượng Bác Hồ trong vở diễn “Ca múa nhạc sử thi” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong khán giả nhiều vùng miền từ Cà Mau, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An... Chính sự thể hiện xuất sắc này thêm một lần nữa tái hiện trong vở “Hương sen đất Việt”, và NSƯT Ngọc Bình đã vinh dự được trao giải B - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế lần thứ 3 (năm 2004).
Làm diễn viên hay làm đạo diễn, ở vị trí nào Ngọc Bình cũng cho người xem thấy được cái đẹp của nghệ thuật được xây dựng lên từ những ý tưởng sân khấu mang đầy “chất lửa” của nhân vật. Niềm hạnh phúc đã đi kèm với anh trong những vở diễn do chính anh làm đạo diễn như: vở “Hàn Mạc Tử” đạt huy chương vàng trong Liên hoan Sân khấu toàn quốc năm 1996; vở “Điều không thể mất” đạt huy chương vàng trong Liên hoan Sân khấu Bắc miền Trung năm 2001; vở “Vú cát” đạt giải B trong liên hoan sân khấu miền Trung và Tây Nguyên năm 2004; vở “Bác Hồ - Hồi ức màu đỏ” đạt giải đặc biệt xuất sắc do Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch trao tặng, được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tặng giải đặc biệt trong Liên hoan Sân khấu Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc tại Đà Nẵng năm 2009. Ngoài ra, hình tượng Bác Hồ trong vở diễn do anh thể hiện cũng đã mang về cho anh tấm huy chương vàng danh giá.
 
Đã 38 năm làm nghệ thuật, đến hôm nay Đạo diễn - NSƯT Ngọc Bình đã thổi vào nghệ thuật Ca kịch Huế một sắc thái mới mang đầy đủ âm hưởng của thời đại. Anh nói, tôi muốn phát triển văn hóa truyền thống tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chứ tôi không dựa vào tiên tiến để lai căng, bóp méo... hay không dựa vào “đậm đà” để làm cho nó quá “đậm đặc” dẫn đến sự thủ cựu...
 
Bình Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt
Xuân như đã về

Như sự thèm thuồng mỗi khi ánh nắng tràn qua khe cửa sau một ngày mưa tầm tã, tôi cũng muốn được nhìn thấy em. Khoảnh khắc khi tôi vừa gọi tên em, ánh mắt em ngước lên nhìn tôi cứ như nụ tầm xuân đang e ấp chờ ngày hé nụ và có một điều gì đó vô cùng thu hút. Cho tới khi nhìn thấy tôi im lặng không nói gì, đôi mắt nâu đậm ấy trở nên dỗi đánh nhẹ tôi một cái rồi tiếp tục chú tâm công việc của mình:

Xuân như đã về
Hoàng hôn chợ làng

Nói đến ông già Chơn bán chiếu ở chợ Bà Sửu, người ta nhắc ngay tới con Cộc. Cộc là con chó bị người ta vứt ở đống rác phía sau chợ làng, ông Chơn nhặt về nuôi lúc nó mới vài ngày tuổi, còn chưa mở mắt. Nghe đâu tình cờ gặp bữa chiếu ế chẳng bán được chiếc nào, ông gánh đi quanh, rao khản cả tiếng cũng chẳng ai mua. Vừa mệt vừa rã hai cái cẳng, ông quảy cái gánh ra về.

Hoàng hôn chợ làng

TIN MỚI

Return to top