ClockThứ Năm, 09/07/2015 08:12

Tái sinh kỳ ảo

TTH.VN - Hằng ngày chúng ta ít nhiều đều phải tiếp xúc, sử dụng vật dụng liên quan đến đồ nhựa, nhưng hiếm người còn lưu luyến với đồ nhựa, lưu giữ chúng, xem chúng có mối liên hệ thân thiết sau khi đã hết hạn.

Đồ nhựa sau khi sử dụng, đại loại như rổ rá ly tách chai lọ...chúng ta sẽ làm gì? Câu trả lời, đa phần là trả nó về với thế giới “chai bao-đồng nát” để rồi bằng nhiều cách chúng tái sinh muôn hình vạn trạng; số ít khác về với đất đai cỏ cây làm ô nhiễm môi trường, phải mất vài trăm năm chúng mới phân hủy hết.

Và nghệ sĩ Annabelle Collett (Úc) nhiệm trú tại NSAF(New Space Art Foundation, Huế) theo chương trình hợp tác giữa NSAF và Asialink thuộc Đại học Melbourne lại thường gặp gỡ những người mua/bán chai bao-đồng nát để lượm lặt trong đống đồ cũ đó những đồ nhựa nhiều chủng loại, màu sắc, hình dáng để rồi tái sinh chúng thành tác phẩm nghệ thuật. Nghệ sĩ đã biến đổi chúng, rồi kết hợp chúng thông qua các phép đăng đối, từ đó chúng trở thành những tác phẩm mang nhiều thuộc tính của ngôn ngữ điêu khắc-hội họa. Hội họa ở màu sắc, họa tiết. Điêu khắc ở độ dày-mỏng, hình khối đa chiều.

Nghệ sĩ Annabelle Collett giới thiệu tác phẩm từ nhựa đã qua sử dụng

Sau ba tháng nhiệm trú, Annabelle Collett đã mở cửa trình làng hơn hai mươi tác phẩm-một phần công việc của nghệ sĩ, cho công chúng Cố đô thưởng thức. Đánh giá tại Trung tâm văn hóa Phương Nam-Làng Nghề Huế(15-Lê Lợi, Huế) vào cuối tháng 6 vừa qua.

Một gói triển lãm

Có hai xu hướng tạo hình chính mà nữ nghệ sĩ đến từ Úc thao tác thực hành để "phù phép" những đồ nhựa bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật. Xu hướng thứ nhất, biến đổi chúng thành những họa tiết kỷ hà: tròn , vuông, tam giác... hoặc thành những bông hoa nhiều lớp, dày mỏng sau đó bố cục chúng dựa trên phép đăng đối tâm và trục trên diện phẳng hình vuông. Tự bản thân màu sắc, hình mảng, họa tiết, đậm nhạt của đồ vật sau khi đã được cắt, ghép đã tạo nên sắc thái của tác phẩm.

Nghệ sĩ rất khéo trong cách chọn lựa các đồ vật để xếp đặt chúng thành những gam màu nóng, lạnh với hiệu quả màu rực rỡ kết hợp với cấu trúc bề mặt trong, bóng và thô nhám của đồ vật đã tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng. Xu hướng thứ hai, tác giả kết hợp các đồ vật thành dạng chuỗi thông qua tâm-trục của các đồ nhựa có cấu trúc hình cầu, trụ, ống, phễu, chóp... sự to nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp; trong trẻo, xù xì...đã tạo nên sự đa dạng của chuổi liên kết.

Tiếng nói của đồ vật giờ đây không phải là công năng sử dụng của nó mà chính tự thân của chúng. Một vài đồ vật riêng rẽ được nghệ sĩ sử dụng nghệ thuật đan lát, thêu để tạo hình-trang trí thêm, biến chúng từ đồ vật vô tri thành sống động.

Nghệ thuật từ các đồ vật đã qua sử dụng(Readymade) hay đồ vật tìm kiếm (Find Oject) là xu hướng tạo hình mà chúng ta có thể bắt gặp từ các tác phẩm của nghệ sĩ hiện đại, hậu hiện đại khởi đi từ trào lưu Dada.

Với Annabelle Collett công việc này chiếm trọn thời gian trong hơn 30 năm với tư cách như là một nghệ sĩ / nhà thiết kế / thợ thủ công. Nghệ sĩ sử dụng kỹ năng thủ công và thủ pháp nghệ thuật để xây dựng tác phẩm.

Từ 1984 đến 2013 Annabelle Collett đã có 18 triển lãm cá nhân và nhiều triển lãm nhóm kể từ năm 1982 tại Úc, nhiều triển lãm mang cùng tên " Plastic Fantastic" cho thấy từ thế giới đồ nhựa tưởng chừng bỏ đi, chờ tái chế là cả một nguồn cảm hứng, là môi trường  và chất liệu cho nghệ sĩ sáng tạo. Nghệ thuật giúp chúng được "vĩnh cửu hóa" những phút giây trong vòng đời ngắn ngủi của số phận đồ vật-sản phẩm.

Huy Thảo Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top