ClockThứ Tư, 28/08/2019 16:07

17 nghệ nhân được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

TTH.VN - Sáng 28/8, UBND tỉnh tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 2. Đến dự buổi lễ có các ông: Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Dành trọn cuộc đời cho ca HuếTriển khai việc xét tặng danh hiệu NNND, NNƯTPhần thưởng cho những cống hiến

Trong đợt trao tặng lần này, có 4 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, gồm: Hoàng Thị Như Huy, Quách Cà (Thích Tuệ Tâm), Cu Xân (Quỳnh Hoàng), Nguyễn Thị Thương (Thanh Hương). Cố nghệ nhân ca Huế Nguyễn Thị Mẫn (nghệ danh Minh Mẫn) được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân.

Thừa ủy quyền Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho các nghệ nhân

12 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, gồm: Hồ Viết Châu, Lữ Hữu Viên (Viên Minh), Trần Thảo, Nguyễn Đình Vân, Lê Văn Ngộ, Hồ Văn Hạnh (Vỗ Dương), Nguyễn Hoài Nam (Pi Hôih Cu Lai), Nguyễn Tiến Đời (A Rel Đời), Phan Thị Yêm (Thanh Tâm), Nguyễn Thị Kim Vàng, Tôn Nữ Thị Hà, Phan Tôn Gia Hiền.

Các nghệ nhân được trao tặng danh hiệu lần này là những người đã và đang nắm giữ, truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể như: nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ bày tỏ mong muốn các nghệ nhân bằng tâm huyết và lòng say mê nghề nghiệp, tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ cho văn hóa Huế, cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết quê hương; góp phần làm cho đời sống văn hóa và sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của tỉnh ngày càng phát triển. Đồng thời, tiếp tục rèn luyện, phấn đấu và giữ gìn phẩm chất đạo đức của những nghệ nhân đã được công nhận và tôn vinh, là lực lượng đi đầu, xung kích trên mặt trận văn hóa; giữ gìn, truyền dạy các loại hình văn hóa phi vật thể mình đang nắm giữ cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Return to top