ClockThứ Bảy, 27/05/2023 20:40

60 năm “ngọn lửa từ bi”

TTH.VN - Phong trào Phật giáo năm 1963 không đơn thuần chỉ là bảo vệ đạo pháp mà là phong trào đấu tranh bảo vệ nền tự do dân chủ và bình đẳng, yêu chuộng hòa bình và công lý. Phong trào thể hiện tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha, lấy tình thương xóa bỏ hận thù.

Tuần lễ Phật đản diễn ra từ ngày 8 đến 15/4 âm lịchPhụng sự chính là tu tậpSắc màu lồng đèn mùa Phật đảnGiám đốc Công an tỉnh và đoàn công tác chúc mừng Đại lễ Phật Đản năm 2023

leftcenterrightdel

Bồ tát Thích Quảng Đức vì pháp thiêu thân năm 1963 

Các đại biểu đã nhận định như trên về Phong trào Phật giáo năm 1963 tại buổi tọa đàm kỷ niệm “60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân” do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh tổ chức chiều 27/5 tại Tổ đình Từ Đàm (TP. Huế). Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động Đại lễ Phật đản PL.2567 - DL.2023.

Cách đây 60 năm về trước, ngày 11/6/1963 (tức ngày 20/4 năm nhuận Quý Mão), tại giao lộ Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (Sài Gòn), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo, gia đình trị của chính quyền Ngô Đình Diệm. Việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đã làm chấn động trái tim hàng triệu người trên thế giới. Sau lễ hỏa thiêu, Ngài để lại “Quả tim bất diệt” muôn đời cho hậu thế.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Phước, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, hành động của Bồ tát Thích Quảng Đức nhằm mục đích “hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo”. Ngọn lửa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức và trái tim bất diệt của Ngài đã làm chấn động lòng người khắp năm châu.

“Ngọn lửa này có một sức mạnh vô song. Thứ nhất, đối với Tăng ni, tín đồ Phật tử càng vững thêm niềm tin với lý tưởng mà mình đã lựa chọn để phụng sự. Thứ hai, làm thay đổi hoàn toàn thái độ nhận thức của các thế lực xấu, ác”, Hòa thượng Thích Huệ Phước khẳng định.

Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh cho rằng, việc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức đã lấy thân làm đèn soi đường cho hậu thế.

Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ngọn lửa Thích Quảng Đức là mốc lịch sử đặc biệt trong tiến trình đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Chỉ với một tấm lòng son sắt với dân tộc, với con người mà chinh phục được lòng người đấu tranh cho lẽ phải.

leftcenterrightdel
Đông đảo Tăng Ni, Phật tử và công chúng tham quan triển lãm “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật”

Dịp này, Ban Văn hóa GHPGVN tỉnh đã tổ chức triển lãm ảnh “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (đường Lê Lợi, TP. Huế).

Triển lãm đã giới thiệu hơn 60 bức ảnh, phác họa toàn cảnh pháp nạn và phong trào Phật giáo năm 1963. Hầu hết trong số đó xoay quanh hai sự kiện Phật giáo pháp nạn năm 1963 ở Huế và Sài Gòn, như hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức phát nguyện tự thiêu, “quả tim bất diệt” của Bồ tát Thích Quảng Đức sau khi tự thiêu; chân dung các thánh tử đạo…

Theo Thượng tọa Thích Kiên Tuệ, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN tỉnh, không những ngọn lửa Bồ tát Thích Quảng Đức và chư vị anh linh thánh tử đạo trở thành “lửa từ bi” soi sáng cho đạo, đời. Những tác phẩm được triển lãm là những hình ảnh nhiều cảm xúc, gợi nhớ bài học quá khứ, làm sáng ngời truyền thống đạo pháp, truyền thống yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 7/6.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu hòa nhạc thính phòng

Chương trình hòa nhạc thính phòng giữa học sinh, sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và Học viện Âm nhạc Huế nằm trong chương trình giao lưu giữa hai học viện đã diễn ra vào tối 26/6 tại Học viện Âm nhạc Huế.

Giao lưu hòa nhạc thính phòng
Cuộc hội ngộ thú vị giữa Áo dài và Hanbok

Một cuộc hội ngộ đặc biệt giữa Áo dài Việt Nam và Hanbok Hàn Quốc ngay tại Huế đã khiến nhiều người xem háo hức khi chiêm ngưỡng tinh hoa trang phục của hai đất nước.

Cuộc hội ngộ thú vị giữa Áo dài và Hanbok
Học sinh thiết kế tem 12 con giáp trên áo dài

Chiều 26/6, Trường THPT chuyên Khoa học Huế tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi “Thiết kế tem 12 con giáp trên áo dài 2024”. Cuộc thi nhằm hưởng ứng hoạt động Tuần lễ áo dài năm 2024, đồng thời tạo cơ hội cho thành viên CLB Tem trường tìm hiểu về tem 12 con giáp truyền thống.

Học sinh thiết kế tem 12 con giáp trên áo dài
Đọc lại “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục”

“Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của tác giả Đặng Huy Trứ (1825 - 1874). Ông được cụ Phan Bội Châu ca ngợi là người “trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam”. Ngoài tài năng thiên bẩm, trí tuệ và đức độ của Đặng Huy Trứ còn được bồi đắp, nuôi dưỡng từ nếp nhà, đặc biệt là sự dạy bảo nghiêm từ của một người cha mẫu mực. Sự dạy bảo đó được Đặng Huy Trứ ghi lại trong “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục”, một cuốn sách viết dưới dạng hồi ức về lời nói và việc làm của thân sinh tác giả, Dịch Trai - Đặng Văn Trọng.

Đọc lại “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục”
Return to top