ClockThứ Sáu, 18/03/2022 15:32

80 kiến trúc sư, nghệ sĩ tham gia “Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế 2022”

TTH.VN - “Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế 2022” là hoạt động được Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật tỉnh và nhóm Ký họa đô thị Hà Nội khai mạc chiều 18/3.

Giới thiệu di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa tại Ninh BìnhDi sản Huế qua ký họa tranh, nón lá, áo dàiKý họa di sản Huế

Các kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ tham gia hành trình ký họa di sản năm 2022

Với sự tham gia của hơn 80 kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ, thiếu nhi, những người yêu ký họa ở Huế và Hà Nội, hoạt động góp phần bảo tồn, quảng bá và tôn vinh giá trị văn hóa di sản Cố đô Huế nói chung, mỹ thuật Huế nói riêng.

Diễn ra từ ngày 18 đến 22/3, các nghệ sĩ sẽ đi thực tế sáng tác ở nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nỗ, Đại Nội, lăng vua Khải Định, vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh, hồ Tịnh Tâm, Văn Thánh, các chùa Báo Quốc, Từ Hiếu, Diệu Đế, làng cổ Phước Tích, ca Huế trên sông Hương…

Qua đó, những di sản vật thể và phi vật thể với thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm, những danh lam cổ tự và công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử triều Nguyễn, kiến trúc dân gian, phong cảnh, nhà vườn Huế… sẽ được các nghệ sĩ lưu giữ qua nghệ thuật.

Những tác phẩm có chất lượng tốt sẽ được tổ chức trưng bày, xuất bản ấn phẩm “Ký họa di sản Cố đô Huế 2022” trong dịp Festival Huế 2022.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di sản thời số hóa

Ứng dụng công nghệ số đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.

Di sản thời số hóa
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top