ClockThứ Ba, 23/04/2019 13:30

“Áo dài trên con đường di sản”

TTH - Đó là chủ đề của Lễ hội Áo dài diễn ra lúc 20h ngày 28/4 tại Ngọ môn trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế (NTTH) 2019.

Ngắm bộ sưu tập áo dài mang tên "Văn hiến kinh kỳ"

Bộ sưu tập "Tôn vinh chất liệu truyền thống để đẩy lùi tơ lụa giả” của NTK Viết Bảo sẽ trình diễn tại Festival NTTH 2019​

Qua 7 kỳ Festival NTTH, năm nay, với chủ đề "Áo dài trên con đường di sản", du khách sẽ được chiêm ngưỡng 16 bộ sưu tập áo dài đặc sắc của 17 nhà thiết kế với sự tham gia của 200 diễn viên và người mẫu trong cả nước.

16 bộ sưu tập của các nhà thiết kế (NTK) tên tuổi, như: Cao Duy, Viết Bảo, Ngọc Hân, Nhi Hoàng, Phương Thanh, Minh Hạnh… sẽ thể hiện vẻ đẹp của di sản bằng chất liệu lụa truyền thống.

Là một trong những NTK của Huế tham gia trình diễn tại lễ hội áo dài, NTK Viết Bảo chọn chủ đề “Tôn vinh chất liệu truyền thống để đẩy lùi tơ lụa giả”. Bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn được thể hiện sinh động qua 30 mẫu thiết kế ấn tượng.

Theo NTK Viết Bảo, một trong những di sản nổi bật của Huế là mỹ thuật triều Nguyễn, trong đó vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành có dấu ấn rõ nét nên đã vận dụng tinh tế để điểm xuyến trên tà áo dài. Ngoài ra, trên các mẫu thiết kế là hoa văn trang trí từ các linh vật, các kiểu thức hoa lá, họa tiết trang trí... được cách điệu.

Nhà thiết kế Minh Hạnh, Tổng đạo diễn Lễ hội Áo dài cho biết, với chủ đề “Áo dài trên con đường di sản”, lễ hội Áo dài năm nay nhằm giới thiệu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên con đường di sản miền Trung, trong đó Thanh Hóa có Thành nhà Hồ, Nghệ Tĩnh nổi tiếng với dân ca ví dặm, Quảng Bình có Phong Nha Kẻ Bàng, Huế có Quần thể di tích triều Nguyễn, Quảng Nam có phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn… Đây là những đề tài khó đối với các NTK, song muốn phát triển phải đi từ gốc, phải tư duy nghiên cứu chứ không thể đem những bộ áo dài không có chủ đề lên trình diễn. Cái mới, cái khó trong từng chủ đề chính là điều tạo nên tầm vóc cho lễ hội áo dài hằng năm và đáp ứng sự mong mỏi của du khách.

Hồ Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng
Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Áo dài Việt & góc nhìn từ Hanbok

Áo dài, một sản phẩm đặc trưng, là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hồn cốt dân tộc Việt Nam. Nhưng để áo dài thực sự trở thành thương hiệu quốc gia nổi tiếng, sản phẩm công nghiệp sáng tạo - công nghiệp văn hóa, có lẽ chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều. Những gì mà người Hàn Quốc đã làm cho Hanbok chính là một trong những cách làm hay mà chúng ta cần tham khảo.

Áo dài Việt  góc nhìn từ Hanbok

TIN MỚI

Return to top