ClockThứ Ba, 02/04/2019 20:56

Ngắm bộ sưu tập áo dài mang tên "Văn hiến kinh kỳ"

TTH.VN - Bộ sưu tập của nhà thiết kế (NTK) Viết Bảo sẽ được trình diễn giới thiệu trước công chúng tại Lễ hội Áo dài Huế 2019 với chủ đề Áo dài trên con đường di sản trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019 tổ chức từ ngày 26/4 – 2/5

Cùng ngắm nhìn một số thiết kế trong bộ sưu tập đầy chất liệu kiến trúc hoa văn cung đình được chụp tại Đại Nội Huế:​

Bộ sưu tập được NTK Viết Bảo lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn

Bộ sưu tập được NTK Viết Bảo lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn

Các hoa văn trang trí từ các linh vật cho đến các kiểu thức hoa lá có sẵn trong thiên nhiên hay các biểu tượng trừu tượng như sấm, chớp, mây, mưa được cách điệu hóa thành hoa văn trang trí là sản phẩm văn hóa được sáng tạo trong suốt quá trình lao động sinh hoạt của con người

Các hoa văn trang trí từ các linh vật cho đến các kiểu thức hoa lá có sẵn trong thiên nhiên hay các biểu tượng trừu tượng như sấm, chớp, mây, mưa được cách điệu hóa thành hoa văn trang trí là sản phẩm văn hóa được sáng tạo trong suốt quá trình lao động sinh hoạt của con người

Thông qua ngôn ngữ hình khối và các thủ pháp sáng tạo ta bắt gặp nghệ thuật điêu khắc trang trí đó trên các chất liệu khác nhau

Thông qua ngôn ngữ hình khối và các thủ pháp sáng tạo, ta bắt gặp nghệ thuật điêu khắc trang trí đó trên các chất liệu khác nhau

NTK cùng đội ngũ nghệ nhân thực hiện trên những tấm lụa tơ tằm tự nhiên thượng hạng ở Bảo Lộc Lâm Đồng -

NTK cùng đội ngũ nghệ nhân thực hiện trên những tấm lụa tơ tằm tự nhiên thượng hạng ở Bảo Lộc Lâm Đồng - "thủ phủ" tơ tằm Việt Nam

NTK muốn gửi gắm thông điệp trân trọng tôn vinh chất liệu lụa truyền thống của làng nghề Việt Nam, xóa bỏ những chất liệu không nguồn gốc

NTK muốn gửi gắm thông điệp tôn vinh chất liệu lụa truyền thống của làng nghề Việt Nam, xóa bỏ những chất liệu không nguồn gốc

Một câu chuyện mang hơi thở di sản vàng son được nhà thiết kế truyền tải một cách sinh động, bắt mắt trên dáng áo dài Việt Nam

Một câu chuyện mang hơi thở di sản vàng son được nhà thiết kế truyền tải một cách sinh động, bắt mắt trên dáng áo dài Việt Nam

Dòng vải lụa quý thượng phẩm của làng nghề Việt Nam như là một sự tự hào về bản sắc văn hóa, tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn người nghệ sỹ

Dòng vải lụa quý thượng phẩm của làng nghề Việt Nam như là một sự tự hào về bản sắc văn hóa, tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn người nghệ sỹ.

Lê Huy Hoàng Hải (thực hiện)

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công nhận “Tri thức may, mặc áo dài Huế” của tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực thúc đẩy Hiệp hội May mặc Thừa Thiên Huế triển khai hoạt động đưa áo dài ngũ thân vào trường học.

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường
Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

“Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

TIN MỚI

Return to top