ClockChủ Nhật, 30/06/2024 07:47

Áo dài trong đời sống Huế

TTH - Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Cuộc hội ngộ thú vị giữa Áo dài và HanbokKhai hội Tuần lễ Áo dài cộng đồng 2024

Giờ đây, trong đời sống của người dân Huế, áo dài là trang phục không thể thiếu của các mệ, các mẹ và chị em trong mỗi ngày vui, dịp lễ, tết hay chốn công sở. Cùng với đó, áo dài ngũ thân của người đàn ông Huế cũng không còn chỉ hạn chế trong những việc làng, việc họ mà đã ngày càng gần gũi và đa sắc hơn trong mỗi ngày lễ, tết và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Qua góc máy của tác giả Bảo Minh, Thừa Thiên Huế Cuối tuần lan tỏa những hình ảnh đời thường và gần gũi của tà áo dài Huế, hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024 (24 - 30/6). Có dịp, thân mời bạn đọc tham gia tuần lễ với nhiều hoạt động ý nghĩa, như: thực nghiệm nghề may áo dài; thưởng lãm không gian mỹ thuật “Nét đẹp áo dài Huế”; ngắm “Áo dài đương đại 3 miền hội tụ” qua triển lãm ảnh…

Vẻ đẹp Huế trong tà áo dài 
 Áo dài nhẹ nhàng bên cầu ngói Thanh Toàn
 
 Áo dài ngũ thân Huế
 
 Dịu dàng

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu
Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

Tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024
Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng
Return to top