ClockThứ Bảy, 01/10/2022 14:46

Bánh tét, bánh chưng & văn hóa làng nghề

TTH - Khá bất ngờ và thú vị khi hay tin vào cuối tuần qua, lễ đón bằng công nhận nghề bánh tét, bánh chưng Phú Dương do UBND tỉnh trao tặng đã được tổ chức trọng thể.

Đón bằng công nhận nghề truyền thống bánh tét, bánh chưng Phú Dương

Bánh tét, bánh chưng Phú Dương là bánh tét, bánh chưng làng Dương Nỗ. Nơi đây có chợ quê nổi tiếng tên là “chợ Nọ” nên còn gọi là bánh tét, bánh chưng chợ Nọ. Chợ Nọ cũng nổi tiếng có giò chả ngon và cả cái danh xưng khó lòng giải thích “bolero” chợ Nọ.

Điểm lại ở Thừa Thiên Huế có 2 vùng quê nổi tiếng về nghề làm bánh tét ngon là làng Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang) và làng Dương Nỗ (phường Phú Dương, TP. Huế). Tuy nhiên, nổi tiếng lâu đời nhất phải kể đến là nghề bánh tét ở làng Chuồn. Một thời, dân làng này chuyên làm ruộng, nấu rượu và nuôi heo. Trong làng luôn để dành 20ha cấy nếp để gói bánh tét. Nếp ở làng Chuồn gói thành bánh rất thơm và dẻo hơn những nơi khác. Khó sánh bằng làng Chuồn về tiếng tăm, làng Dương Nỗ cũng làm nghề nông, ruộng vườn phì nhiêu, lại có con sông Phổ Lợi chảy qua tắm mát, quanh năm dư thừa thóc nếp nên có nhiều gia đình làm nghề bánh tét.

Còn bánh chưng, trộm nghĩ, chợ Nọ cũng khó so sánh với Nhật Lệ về chuyện làm ăn. Khởi đầu từ một cửa hàng nhỏ, qua nhiều năm tồn tại và phát triển, bánh chưng trở thành đặc sản của con phố lớn ở Thành Nội này. Nhật Lệ còn nổi tiếng với các món ăn cơm chay, xôi và cháo gạo lứt, nhưng người đời vẫn gắn chặt địa danh này với bánh chưng. Bây giờ thay đổi, còn một thời Nhật Lệ là phố và chợ Nọ, làng Chuồn là quê. Và, cũng như bánh tét làng Chuồn, bánh chưng Nhật Lệ hút khách bởi chính nét dân dã và ẩn chứa bên trong có cả hương vị đậm đà của bánh tét làng Chuồn và bánh chưng Nhật Lệ.

Cho dù đã rất nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế trong gìn giữ và phát triển nhưng tiêu chí văn hóa vẫn được xem là hàng đầu trong các tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống từ phía Nhà nước. Theo đó, một nghề được công nhận là nghề truyền thống bên cạnh phải xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và đang phát triển là phải tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Nếu như người Hà Nội tự hào với 36 phố phường thì người Huế với hàng trăm làng nghề lớn nhỏ vẫn được gìn giữ, bảo tồn sau hàng trăm năm, thể hiện sức sống mãnh liệt cùng tấm lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân của người dân Cố đô. Mỗi một làng nghề lại có một câu chuyện lịch sử đằng sau nó. Có đến nơi đây, có thấy và có gặp, mới nhận ra rằng những người con của làng đã tâm huyết đến thế nào để có thể bám đất, bám nghề, để giữ lại những giá trị nhân văn trong chính công việc hàng ngày đó cho đến tận ngày nay.

Trở lại với bánh chưng, bánh tét chợ Nọ vừa được công nhận làng nghề truyền thống. Con số thống kê 18 hộ thường xuyên gói bánh tét, bánh chưng với số lượng lao động tham gia trên 100 người; có hơn 50 hộ sản xuất, kinh doanh nghề bánh tét, bánh chưng không thường xuyên chưa phải là điều quyết định. Thật khó hình dung tết Huế mà thiếu bánh tét! Bắt đầu từ lễ cúng Giao thừa đã thấy bánh tét được tét ra đĩa, bày ở chỗ trang trọng nhất, trên mâm cỗ cúng tổ tiên. Rồi trong cuộc sống thường nhật, bánh tét và bánh chưng được xem là hương vị và là món quà xứ Huế, không thể lẫn lộn với bất kỳ ở nơi nào. Và, đây cũng là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Huế.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”

Ngày 3/2, Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế, Công An TP. Huế, BIDV Thừa Thiên Huế và Phú Xuân, Vietcombank Huế, MB Huế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An; Hải đội 2 Biên phòng tổ chức ngày hội “Bánh chưng xanh” cho người nghèo và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn lần thứ II, xuân Giáp Thìn năm 2024.

Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”
Gói bánh chưng, mừng sum vầy

Dịch COVID-19 được kiểm soát, việc đi lại thuận tiện, năm nay nhiều gia đình được quây quần bên nhau. Nếp, lá, đậu, thịt được soạn ra để mọi người gói bánh, cùng sống trong không khí đầm ấm thân thương những ngày cuối năm.

Gói bánh chưng, mừng sum vầy
Làng quê đón tết

Những ngày giáp tết, về với các làng quê, cảm nhận được không khí tết rộn ràng. Người nông dân tất bật với nhiều công việc để “đâu vào đó” trước giờ phút giao thừa thiêng liêng. Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, song nơi mỗi làng quê Việt vẫn giữ nét sinh hoạt lưu giữ những giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc mỗi khi tết đến, xuân về.

Làng quê đón tết
Bánh chưng xanh nặng tình người lính

Những ngày giáp Tết, công việc bận rộn hơn, vừa làm nhiệm vụ chuyên môn, vừa trực sẵn sàng chiến đấu bảo đảm an toàn dịp Tết nhưng những người lính vẫn tranh thủ thời gian để gói những chiếc bánh chưng xanh, những phần quà để đến với người nghèo trên địa bàn đơn vị đóng quân.

Bánh chưng xanh nặng tình người lính

TIN MỚI

Return to top