ClockThứ Hai, 24/04/2023 21:13

Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham chính thức mở cửa

TTH.VN - Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham có số lượng hiện vật lớn, đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình và nguồn gốc.

Phát động hiến tặng sách, tài liệu cho Tàng Thơ LâuNơi lưu giữ kho tàng quý giá của Phật giáo HuếHuế có thêm 2 bảo vật quốc giaTriển lãm 60 bức ảnh về quê hương Thừa Thiên Huế

leftcenterrightdel
Tượng Phật  được trưng bày bên trong Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham

Chiều 24/4, Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham (53 Hàm Nghi, TP. Huế) đã chính thức mở cửa đi vào hoạt động và đón công chúng đến tham quan.

Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, cùng lãnh đạo các sở ban ngành, các chuyên gia văn hóa, nhà nghiên cứu và công chúng yêu cổ vật, mỹ thuật.

Không gian bảo tàng bao gồm 2 tầng và một phần sân vườn, với tổng diện tích khoảng 400m2. Tầng 1 của bảo tàng trưng bày chủ đề nghệ thuật pháp lam và bộ sưu tập vật dụng trang trí của Việt Nam, Nhật Bản và Pháp. Ở không gian này, có gần 200 hiện vật thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp được chế tác vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình chủ yếu là đồ trang trí, đồ thờ, đồ gia dụng bằng các chất liệu đá, đồng, gỗ, giấy, vải, gốm sứ, pháp lam… với kỹ thuật chế tác thủ công tinh xảo, có nhiều giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật đặc sắc.

Không gian tầng 2 của bảo tàng với chủ đề “Nghệ thuật Phật giáo Á Đông -  những tiếp cận đa chiều”,  trưng bày, giới thiệu đến công chúng những tư liệu quý về lịch sử, văn hoá, mỹ thuật của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo với hơn 100 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. 

Nói về sự ra đời cũng như lý do đặt bảo tàng tại Huế, chủ nhân – bà Cecile Le Pham, Việt kiều Pháp, cho biết vì Huế là thành phố có chiều sâu của nền văn hóa xưa, chứa đựng nhiều di sản tiêu biểu của triều Nguyễn.

Tất cả những hiện vật trưng bày ở bảo tàng là công sức mà bà sưu tầm được trong gần 30 năm qua. “Tôi rất hạnh phúc, sung sướng khi mang được nhiều hiện vật quý về Huế. Đồng thời thấy mình như được giao cho “duyên phận” có trách nhiệm gìn giữ những hiện vật của người xưa”, bà Cecile Le Pham nói.

Nhận định về Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế Đinh Thị Hoài Trai cho rằng, bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham rất độc đáo và hấp dẫn, được chủ nhân kiên trì sưu tập trong một khoảng thời gian khá dài, trên một không gian rộng từ gần 40 quốc gia thuộc 4 châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ), do vậy có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật. Đây cũng là Bảo tàng mỹ thuật tổng hợp ngoài công lập đầu tiên ở Huế.

Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ 5 trên địa bàn tỉnh.

Những hình ảnh tại buổi mở cửa Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham: 

leftcenterrightdel
 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (thứ 4, từ phải) cùng các đại biểu cắt băng khai trương bảo tàng
leftcenterrightdel
Bộ bàn ghế bằng pháp lam trong bộ sưu tập được trưng bày ở tầng 1 của bảo tàng
leftcenterrightdel
Một số bức sắc phong triều Nguyễn được trưng bày ở bảo tàng 
leftcenterrightdel
 Cùng với cổ vật, bên trong Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham còn có tủ trưng bày sách cổ
leftcenterrightdel
 Ngay khi mở cửa, bảo tàng thu hút sự quan tâm của nhiều người
leftcenterrightdel
Bảo tàng trưng bày một số hiện vật ở không gian ngoài trời

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top