ClockThứ Hai, 30/01/2023 12:57

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn

TTH - Được xem là một trong những vùng đất bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản, nhưng thực tế hiện nay Huế vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập, khó khăn. Từ việc khoanh vùng, cho đến kinh phí tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích cho đến việc huy động các nguồn lực “hồi hương” cổ vật…

Để con có kỳ nghỉ tết lý thúBảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là giá trị cốt lõi“Kỹ nghệ” Festival Huế

Và nếu không được tháo gỡ, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đặc biệt khi Thừa Thiên Huế đang trong tiến trình xây dựng phát triển để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 là bảo vệ, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, bảo vệ cảnh quan môi trường và thông minh.

Việc khoanh vùng di tích đến thời điểm này vẫn chưa thống nhất dẫn đến khó khăn trong công tác bảo tồn di sản cũng như cuộc sống của người dân. Trong ảnh: khu di tích An Lăng (đường Duy Tân, TP. Huế) vẫn còn nhiều hộ dân đi chưa được, ở cũng khó khăn

Chờ hướng dẫn khoanh vùng bảo vệ di tích

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, “Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN7 ngày 4/4/1984” của Hội đồng Nhà nước về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh thắng ban hành quy định “mỗi di tích lịch sử, văn hóa là bất động sản và danh lam, thắng cảnh có từ một đến ba khu vực bảo vệ”.

Từ đó, hồ sơ di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam được UNESCO vinh danh và những di tích đã được cấp có thẩm quyền xếp hạng trước năm 2001 sẽ lập và tiến hành khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích theo quy định của Pháp lệnh này. Trong đó, có những di sản thế giới, di tích có 3 khu vực khoanh vùng bảo vệ.

Tuy nhiên, đến khi Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 có hiệu lực thi hành, đã quy định khu vực bảo vệ di tích gồm 2 khu vực (không còn khu vực bảo vệ III) tại Điều 32 và Điều 73 quy định “Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ”.

Theo ông Hải, điều này tức là hồ sơ di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam được UNESCO vinh danh và những di tích đã được cấp có thẩm quyền xếp hạng có 3 khu vực khoanh vùng bảo vệ phải tiến hành lập lại hồ sơ khoanh vùng bảo vệ di tích để đảm bảo phù hợp với quy định mới. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện, đặc biệt đối với các hồ sơ di tích là di sản văn hóa thế giới.

Dẫn thực tế, ông Hải cho hay, có nhiều khu di sản thế giới, di tích có diện tích, phạm vi rộng lớn và có nhiều hộ dân, cộng đồng dân cư địa phương đã sinh sống ổn định từ lâu. Trong đó, có nhiều hộ dân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước thời điểm tiến hành khoanh vùng khu vực bảo vệ di sản thế giới, di tích và thời điểm Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều 32 quy định việc xây dựng công trình trực tiếp tùy theo các khu vực bảo vệ phải được sự đồng ý từ các cấp khác nhau, dẫn đến ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người dân địa phương, qua các bước quy trình, thủ tục phức tạp từ địa phương đến Trung ương và đòi hỏi người dân phải có sự am tường về trình độ nhận thức pháp luật di sản văn hóa cùng với pháp luật về xây dựng.

Hay như Khoản 4 Điều 33 quy định tổ chức thực hiện kiểm kê di tích và công trình, địa điểm được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương, được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa chưa đảm bảo tính toàn diện giữa bảo tồn các giá trị di sản văn hóa với tính pháp lý của Luật Đất đai. Bởi vì, việc kiểm kê không được lập thành hồ sơ khoa học có xác nhận của các cấp có thẩm quyền và yêu cầu có đơn tự nguyện của cá nhân, tổ chức sở hữu công trình, địa điểm như hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích để làm cơ sở pháp lý về sau. Cùng với đó, các công trình, địa điểm thuộc danh mục kiểm kê di tích cấp tỉnh trong quá trình muốn sửa chữa, cải tạo sẽ chịu sự chi phối các quy định của Luật Di sản văn hóa.

Mong sớm được khắc phục sự chồng chéo, vướng mắc

Ngoài vướng mắc luật liên quan đến khoanh vùng di sản, nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa để thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi hệ thống di tích trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vì thế, nhiều công trình di tích hư hỏng, xuống cấp vẫn trông chờ nguồn kinh phí để tu bổ, tôn tạo kịp thời.

Một vấn đề khác nhận được sự quan tâm của nhiều người trong thời gian qua, đó là câu chuyện “hồi hương” cổ vật. Theo ông Hải, hiện nay chưa có một điều luật hay một văn bản dưới luật nào quy định và hướng dẫn cụ thể việc đưa cổ vật của Việt Nam về nước. Vì vậy, khi các tổ chức, cá nhân muốn đưa cổ vật hồi hương, phải đối diện với nhiều thủ tục hành chính, nhiều khi còn là sự quản lý chồng chéo của các ngành hải quan, thuế, quản lý văn hóa…

Để khắc phục những vấn đề trên, ông Hải kiến nghị cần tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa. Đồng thời, cũng xem xét sửa đổi một số nội dung của các Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai... để khắc phục sự chồng chéo, vướng mắc trong vấn đề khoanh vùng bảo vệ đối với các di sản văn hóa thế giới; bổ sung nội dung khuyến khích hồi cố cổ vật; xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích... để đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa với phát triển kinh tế, xã hội.

Ngoài ra, cần nhanh chóng có các văn bản hành chính hướng dẫn về nguyên tắc hỗ trợ, cách thức hỗ trợ, tiếp nhận hỗ trợ và thanh quyết toán các khoản kinh phí liên quan cho Quỹ Bảo tồn di sản Huế để tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, cũng như đầu tư, thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, mua cổ vật và các tác phẩm nghệ thuật hiện lưu lạc ở nước ngoài... Đồng thời, bộ, ngành liên quan nghiên cứu việc tham gia sâu rộng vào các Công ước quốc tế về di sản văn hóa để tạo tiền đề cho việc thu hồi (hồi hương) các di sản vật thể (di vật, cổ vật, bảo vật) trên thế giới.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top