ClockThứ Năm, 24/12/2020 18:39

Bảo tồn, phục hồi thích nghi hai nhà Cửu vị thần công

TTH.VN - Từ ngày 21 đến 25/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lấy ý kiến đối với hồ sơ thiết kế dự án “Bảo tồn phục hồi thích nghi hai nhà Cửu vị thần công”. Địa điểm tổ chức lấy ý kiến tại cửa Thể Nhơn, thông qua phiếu đóng góp ý kiến.

Gìn giữ các yếu tố gốc trong trùng tu đàn Nam GiaoThêm cơ hội trong bảo tồn di tích Cố đô HuếXây dựng hồ sơ di sản tư liệu ẩm thực cung đình HuếVinh danh hiền tài trên nền tảng lễ Truyền lô

Phương án thiết kế phục hồi nhà Cửu vị thần công

Dự án “Bảo tồn phục hồi thích nghi hai nhà Cửu vị thần công” tại khu vực cửa Thể Nhơn do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần tu bổ di tích Huế tư vấn lập dự án, được thực hiện trong 3 năm.

Công trình được phục hồi theo hình thức kiến trúc truyền thống 5 gian, 2 chái, gồm: Bộ khung gỗ, sơn bảo quản toàn bộ hệ khung gỗ, phục hồi mái lợp ngói liệt không men, hệ thống bờ mái không có trang trí, phục hồi hệ thống tường bao 4 góc công trình và cửa vòm bán nguyệt, nền lát gạch vồ hình chữ Công. Đồng thời, vệ sinh, bảo quản Cửu vị thần công và bệ đỡ; thay thế lan can gỗ bằng lan can kính cường lực bảo vệ xung quanh súng thần công; trình chiếu diễn giải thông tin lịch sử; lắp đặt điện chiếu sáng, bố trí hệ thống báo cháy tự động và các phương tiện phòng cháy chữa cháy tại công trình.

Theo ảnh tư liệu lịch sử, nhà Cửu vị thần công (còn gọi là Tả - Hữu pháo xưởng) là 2 công trình di tích bằng gỗ, mái lợp ngói liệt, được sử dụng để bảo vệ cho 9 khẩu đại bác bằng đồng. Đây là nơi dừng chân của các đoàn khách du lịch mỗi lần ghé thăm Huế. Việc đầu tư bảo tồn, phục hồi thích nghi 2 nhà Cửu vị thần công nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc vốn có của công trình, góp phần quan trọng trong mục tiêu hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc – cảnh quan – văn hóa nghệ thuật của khu vực Kỳ đài – Ngọ Môn, từng bước hoàn chỉnh bức tranh quy hoạch tổng thể của một kinh đô triều đại nhà Nguyễn.

Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

TIN MỚI

Return to top