ClockChủ Nhật, 24/03/2019 07:55

Biểu diễn ca Huế tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị

TTH.VN - Nhân kỷ niệm 58 năm ngày mất của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, chiều 23/3, CLB Ca Huế thính phòng tổ chức lễ dâng hương tại Châu Hương Viên - tư thất của ông ở đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế.

CLB Ca Huế thính phòng dạy nhạc cụ truyền thống miễn phíGửi làn điệu ca Huế về phụ nữ đến người tri âmMơ ước về một bảo tàng sống

Các nghệ nhân, nghệ sĩ dâng hương tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị

Các nghệ nhân, nghệ sĩ cùng nhau ôn lại những đóng góp của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị đối với thơ ca nói chung và nghệ thuật ca Huế nói riêng.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị là người đã có công lao lớn trong việc hình thành và phát triển ca Huế thính phòng. Để tưởng nhớ người xưa, các nghệ nhân, nghệ sĩ trình diễn những làn điệu ca Huế quen thuộc, như: Phú lục, Cổ bản, Tương tư khúc; trong đó có một số bài ca Huế do nhà thơ Ưng Bình soạn lời.

Sinh thời, nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị vẫn tổ chức những đêm đàn ca hát xướng với sự tham gia của các bậc tao nhân tại Châu Hương Viên. Nay ngôi nhà xưa hoang tàn, đổ nát càng khiến các nghệ nhân, nghệ sĩ chạnh lòng. Nghệ nhân Thanh Hương bày tỏ sự ngậm ngùi khi nhớ đến những buổi ca Huế tại Châu Hương Viên bà đã từng tham gia.

Nghệ nhân Thanh Hương (giữa) cùng các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn ca Huế tại Châu Hương Viên

Nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm CLB Ca Huế chia sẻ: “Mong muốn của bà Tôn Nữ Hỷ Khương, con gái của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị là biến Châu Hương viên trở thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa của Huế, nơi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt thơ, những chương trình biểu diễn ca Huế. CLB Ca Huế sẽ đồng hành cùng gia đình trong nỗ lực kêu gọi sự chung tay của chính quyền, các ban ngành liên quan để mong ước ấy trở thành hiện thực”.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị là một vương tôn, con cụ Hiệp Tú Tiểu Thảo Hường Thiết, cháu nội ngài Tuy Lý Vương Miên Trinh, đỗ cử nhân Hán học (1909), được bổ làm tri huyện, rồi tri phủ, bố chánh Hà Tĩnh. Châu Hương Viên gồm ngôi nhà cổ và khu vườn rộng tọa lạc ở thôn Tây Thượng, là đình hưu duy nhất, nơi cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sống trọn cuộc đời với thi ca sau khi rời quan trường.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Hội thơ tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình

Chiều 14/9, tại Nhà lưu niệm Ưng Bình Thúc Giạ Thị diễn ra chương trình “Thơ Mùa thu” do Chi hội thơ Phú Vang - Hội thơ Hương Giang tổ chức.

Hội thơ tưởng nhớ nhà thơ Ưng Bình
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Ca Huế trên sông Hương  Cha chung không ai khóc

TIN MỚI

Return to top